Hoang mang, lo lắng là tâm trạng chung của các nhân viên y tế tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Vì việc khất lương tái diễn khiến họ phải sống trong cảnh túng thiếu, xoay xở, vay mượn…
- Lào Cai đề nghị cấp đất cho thủy điện Mây Hồ nhầm vị trí
- Cán bộ giả chữ ký “giúp” dân nhận tiền hỗ trợ Covid-19
- Cua nuôi ở Cà Mau chết hàng loạt, thương lái không dám mua
VTC NEWS đăng tin, ngày 24/3, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam xác nhận, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã ký quyết định thanh toán đầy đủ số lương tháng 2 và 3/2022 cho 154 cán bộ, nhân viên bệnh viện.
Số tiền tạm ứng lần này là 2,3 tỷ đồng, được lấy từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, bà Lê Thanh Bình, tổ trưởng tổ công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, mặc dù đã nhận được lương nợ, nhưng vấn đề tự chủ của bệnh biện vẫn chưa được giải quyết.
“Chúng tôi không thể tháng nào bị nợ lương cũng xuống đường để đòi quyền lợi. Lần này chúng tôi muốn Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam phải giải quyết được vấn đề mà Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang gặp phải. Chúng tôi đã chia sẻ khó khăn với đơn vị trong suốt 3 năm qua. Nhưng đến hiện tại vẫn không được giải quyết.
Chúng tôi ký hợp đồng lao động với học viện, vì vậy học viện phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề mà chúng tôi đang gặp phải. Không thể để tình trạng một học viện hai chế độ như hiện nay. Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi, áp lực và không có sự tôn trọng tối thiểu. Chúng tôi sẽ còn đứng với nhau đến khi nào câu chuyện chấm dứt”, bà Bình bức xúc.
Cách đây ba hôm, tại khuôn viên học viện, nhiều cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường, căng băng rôn, khẩu hiệu tiếp tục phản đối việc bị nợ lương. Tình trạng này cũng đã diễn ra trước đó.
Xoay quanh vấn đề này, ông Trương Việt Bình – nguyên Giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh xin chuyển đổi thành đơn vị tự chủ tài chính – tức là bệnh viện làm dịch vụ đây là nguyên nhân của việc nợ lương.
Ông Bình cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ bệnh viện này không phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính. Việc thực hiện khám chữa bệnh của bệnh viện theo các phương pháp y dược học cổ truyền. Bởi vậy nguồn thu rất ít, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 càng khiến bệnh viện khó khăn hơn.