Site icon MUC News

Biển Đông: Mỹ cần chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc

Nhóm tấn công tàu sân bay Theodore Roosevelt và Nhóm tấn công tàu sân bay Nimitz của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông vào ngày 9 tháng 2 năm 2021 (ảnh: Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ / Flickr). Giới quan sát cho rằng chính quyền Joe Biden cần chủ động hơn nữa trong việc chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhóm tấn công tàu sân bay Theodore Roosevelt và Nhóm tấn công tàu sân bay Nimitz của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông vào ngày 9 tháng 2 năm 2021 (ảnh: Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ / Flickr). Giới quan sát cho rằng chính quyền Joe Biden cần chủ động hơn nữa trong việc chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) hôm 20/10 đăng báo cáo kêu gọi Mỹ cần chủ động hơn nữa trong việc chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

https://mucnews.com/wp-content/uploads/2021/10/my-chong-trung-quoc.mp3
Nghe audio bài: “Biển Đông: Mỹ cần chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc”.

Tác giả báo cáo là ông Jordan McGillis, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Năng lượng (Mỹ); và ông Anthony B. Kim, Nghiên cứu viên về Tự do Kinh tế, Biên tập viên Chỉ số Tự do Kinh tế và Giám đốc Tương tác Toàn cầu của Trung tâm Thatcher.

Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước ven Biển Đông

Hai tác giả cho biết: “Trung Quốc hiện đang tăng cường các lợi ích cốt lõi của mình về nhiên liệu hóa thạch; bất chấp vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có cả việc xâm phạm lãnh hải của các nước láng giềng ở Biển Đông.”

Theo hai ông, Trung Quốc có lượng lớn dân số và các trung tâm lọc dầu tại các khu vực ven biển; vì vậy Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới việc khai thác các mỏ dầu khí trên biển; thậm chí “xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước láng giềng trên Biển Đông”.

“Các hành động đe dọa của CHND Trung Hoa đối với Việt Nam, Philippines và các quốc gia ven biển khác thể hiện thái độ bất chấp các tiêu chuẩn quốc tế, dù Trung Quốc đã ký kết thực hiện các tiêu chuẩn đó”.

Báo cáo cho biết: “Biển Đông không chỉ là huyết mạch cho thương mại năng lượng, nó còn là một khu vực quan trọng để sản xuất tài nguyên”. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính, ở Biển Đông có trữ lượng dầu hơn 10 tỷ thùng dầu và gần 200 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên.

Lập trường của Mỹ trong việc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông

Hai học giả nhận xét: “Chính quyền Trump đã kiên quyết phản đối thái độ chiến lược và tham vọng tài nguyên của CHND Trung Hoa ở Biển Đông”.

“Kết hợp lời nói với hành động, chính quyền Trump đã bổ sung CNOOC (Tổng công ty Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc ) vào Danh sách thực thể của Cục Công nghiệp và An ninh”. Với việc bị liệt kê vào danh sách này, công ty Trung Quốc bị hạn chế tương tác với các cá nhân và thực thể trong nền kinh tế Mỹ.

Hai học giả cho biết chính quyền Joe Biden đang duy trì chính sách trên của ông Trump.

Nhưng ông McGillis và ông Kim cho rằng: Giới chính trị hiện nay của Hoa Kỳ khiến thế giới có ấn tượng rằng họ chỉ tập trung vào cuộc đua năng lượng xanh. Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường các lợi ích cốt lõi về nhiên liệu hóa thạch của mình bất chấp luật pháp quốc tế.

Các học giả khuyến nghị: “Washington nên có cách tiếp cận chủ động và tức thời hơn nữa để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc”.

Giới quan sát cho biết chính quyền Biden đang tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm theo đuổi chương trình nghị sự “biến đổi khi hậu”. Bắc Kinh cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải của Trung Quốc, đất nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, hai học giả McGillis và Kim cho biết: Các chính sách, chỉ số kinh tế và các hành động gần đây của Trung Quốc đã “gây nghi ngờ về các cam kết cắt giảm khí thải” mà Bắc Kinh hứa hẹn, trong đó có cả Thỏa thuận Paris.