Một tòa án Campuchia hôm 21/6 đã buộc tội bốn nhà hoạt động môi trường vì âm mưu “xúc phạm” nhà vua. Ba trong số những người này bị bắt giữ trong khi đang ghi lại hoạt động xả thải vào một con sông tại Phnom Penh, theo Reuters.
- Thảm cảnh: Campuchia không biết dựa vào ai ngoài Trung Quốc
- Trung Quốc giúp Campuchia nâng cấp căn cứ quân sự Ream khiến Mỹ lo lắng
Bốn nhà hoạt động môi trường Campuchia bị cáo buộc “lăng mạ hoàng gia”
Liên đoàn thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền Campuchia (Licadho) cho biết, 3 nhà hoạt động môi trường thuộc nhóm “Mother Nature” đã bị bắt giữ hôm 16/6. Những người này bao gồm Sun Ratha 26 tuổi; Ly Chandaravuth 22 tuổi; và Yim Leanghy 32 tuổi.
Họ bị bắt trong khi đang ghi nhận hoạt động xả thải vào sông Tonle Sap ở Phnom Penh. “Mother Nature” là một phong trào bảo vệ môi trường tại Campuchia.
Phó công tố viên của Tòa án tại Phnom Penh, Plang Sophal xác nhận với Reuters các cáo buộc qua một tin nhắn. Tuy nhiên, ông không nói rõ các nhà hoạt động môi trường đã vi phạm pháp luật như thế nào.
Ông Sophal nói với Reuters: “Các bằng chứng mà cảnh sát thu thập được là một sự xúc phạm đối với nhà vua”.
Bốn người phải đối mặt với án tù 10 năm gồm tội “âm mưu” và “xúc phạm hoàng gia:.
Nhà sáng lập nhóm “Mother Nature”, ông Alejandro Gonzalez-Davidson đang ở nước ngoài và bị buộc tội vắng mặt. Ông nói rằng, các cáo buộc là “hoàn toàn bịa đặt”. Nó phản ánh sự hoang tưởng của chính phủ Campuchia về chính công dân của mình.
Bà Naly Pilorge, giám đốc của Licardo cho biết: “Chính phủ Campuchia đã không ngừng nhắm đến nhóm “Mother Nature”.
Hoa Kỳ chấm dứt chương trình viện trợ Campuchia vì nạn phá rừng và bắt giữ các nhà hoạt động môi trường
Tuần trước, Hoa Kỳ đã chấm dứt chương trình viện trợ cho Campuchia; nhằm giúp nước này bảo vệ khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất của nước này. Lý do là vì nạn phá rừng ngày càng trầm trọng; và sự quấy rối của những người lên tiếng việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh cho biết, họ đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào việc chống phá rừng. Tuy nhiên, tỷ lệ khai thác rừng bất hợp pháp vẫn tiếp tục gia tăng.
Cũng theo Đại sứ quán từ năm 2016, khu bảo tồn động vật hoang dã Prey Lang đã mất khoảng 38.000 ha rừng; tương đương gần 9% diện tích rừng che phủ. Chính quyền Campuchia đã không truy tố đầy đủ các tội phạm về động vật hoang dã; hoặc ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp.
Năm nhà hoạt động môi trường bị tạm giam vì phản đối khai khác gỗ bất hợp pháp
Cũng theo Reuters, tháng 2/2021 chính quyền Campuchia đã giam giữ 5 nhà hoạt động môi trường (bao gồm 4 người bị cáo buộc lần này) trong 3 ngày. Lý do bắt giữ là vì những người này đã phản đối việc khai thác gỗ trái phép trong khu bảo tồn động vật hoang dã Prey Lang.
Người phát ngôn Bộ Môi trường, Neth Pheaktra cho biết 5 người (trong đó có Ouch Leng, người đoạt giải Goldman Môi trường năm 2016); đã bị kiểm lâm bắt giữ vì ở trong Khu bảo tồn động vật hoang dã Prey Lang.
“Họ giam giữ chúng tôi để họ có thể lấy máy ảnh, hình ảnh và điện thoại của chúng. Họ khiến chúng tôi không báo cáo tội phạm khai thác gỗ”, Ouch Leng nói.
Một báo cáo của Global Witness cho biết khu bảo tồn Prey Lang; là nơi sinh sống của các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Từ năm 1998 đến 2018, nơi đây đã mất gần 1/10 diện tích rừng che phủ. Hoạt động khai thác gỗ trái phép đã tiếp tục gia tăng trong đại dịch.