Canada và các đồng minh khác của Mỹ nên học hỏi Nhật Bản về cách thức đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, theo ông Stephen Nagy, phó giáo sư cấp cao của Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo.
Theo một bài bình luận trên tờ NIKKE ASIA, ông Nagy cho biết Nhật Bản đang đầu tư vào chủ nghĩa đa phương thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản-EU. Những chính sách này đã tạo ra một khối kinh tế, thể chế và ngoại giao vững mạnh cho Nhật Bản. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Nhật Bản đối phó với sức ép từ Trung Quốc.
Canada và các đồng minh khác của Hoa Kỳ cũng nên học hỏi Nhật Bản. Từ đó, điều chỉnh chính sách của mình để không bị Trung Quốc lợi dụng, phá vỡ hệ thống liên minh của Hoa Kỳ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Nhìn lại vụ ngoại giao con tin của Trung Quốc với Canada
Bà Mạnh Vãn Châu là giám đốc điều hành Huawei Technologies. Đây là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Ngày 24/9, bà Mạnh ký thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, thừa nhận hành vi sai trái trong một vụ giao dịch với Iran. Ngay sau đó bà đã được trả tự do và quay về Thâm Quyến, Trung Quốc.
Những phát ngôn của bà Mạnh thể hiện bà luôn trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này đã khiến ĐCSTQ và Tổng Bí thư Tập gây sức ép cho Canada, tìm cách đưa bà trở về nước.
Ngay khi bà Mạnh Vãn Châu được trả tự do, Trung Quốc cũng lập tức thả “2 con tin ngoại giao” người Canada; đó là ông Michael Kovrig và ông Michael Spavor. Sự trở về của ông Kovrig và ông Spavor luôn được người Canada mong đợi.
Sau vụ ngoại giao con tin, Canada và các nước khác cần điều chỉnh chính sách với Trung Quốc
Trung Quốc luôn tăng cường hợp tác giữa các cường quốc tầm trung. Điều này đã vô tình buộc các quốc gia như Canada, Australia, Nhật Bản và EU chủ động hơn để bảo vệ mình.
Ottawa đã xây dựng Tuyên bố về việc giam giữ tùy tiện công dân giữa các quốc gia với nhau. Tuyên bố này được ủng hộ rộng rãi. Đây sẽ là cơ sở để các quốc gia tiên tiến tự bảo vệ mình trước các trường hợp ngoại giao con tin trong tương lai.
Trong khi chính quyền Biden ủng hộ việc thả ông Kovrig và ông Spavor; điều phối viên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Kurt Campbell lại có quan điểm khác. Ông cho rằng quan hệ của Canada và Washington sẽ không thể tiến triển tốt. Bởi lẽ, các đồng minh của Mỹ phải chịu nhiều sức ép khác nhau.
Theo ông Nagy, qua bài học trên, Canada và các đồng minh khác của Hoa Kỳ cần phải điều chỉnh chính sách với Trung Quốc để không bị Bắc Kinh lợi dụng, phá vỡ hệ thống liên minh của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, ông Nagy cho rằng cần bổ sung các hình phạt cụ thể và hữu hình đối với Trung Quốc; cũng như các quốc gia khác có hành vi ngoại giao con tin kiểu như vậy.
Ông đề xuất các nước nên tiến hành các biện pháp trừng phạt phối hợp; hạn chế đi lại đối với các cá nhân và tổ chức liên quan trực tiếp đến những trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, ông cho rằng các nước cần chủ động cung cấp thông tin cho công dân Trung Quốc; vì hầu hết họ không có thông tin thật sự do bị kiểm duyệt internet.
Các doanh nghiệp cũng cần chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc
Quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng trở nên khó hiểu. Điều này thể hiện từ việc ĐCSTQ đã hạ bệ các CEO nổi tiếng như Jack Ma của Alibaba Group Holding; hay Vương Kiện Lâm của Dalian Wanda Group. Ngược lại, ĐCSTQ lại tìm cách gây áp lực, buộc Canada phải thả CFO Mạnh Vãn Châu của tập đoàn Huawei.
Mối quan hệ không rõ ràng này khiến các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc nên dè chừng, theo ông Nagy. Các doanh nghiệp cần phải dựng ra các bức tường thành chống lại chiến dịch ảnh hưởng do Bắc Kinh điều phối.
Canada và các cường quốc tầm trung cần thận trọng hơn với Bắc Kinh. Điều này để đảm bảo rằng trong khi họ tiếp tục hưởng lợi từ sự phát triển của Trung Quốc; họ vẫn có thể bảo vệ mình khỏi sự ràng buộc quá mức từ Trung Quốc.
Nhật Bản đầu tư vào chủ nghĩa đa phương, kiên cường khi đối phó với sức ép từ Trung Quốc
Khác với Canada, Nhật Bản có cách đối phó với Trung Quốc trên cương vị là một nước có sức mạnh toàn diện. Tokyo luôn duy trì quan hệ đồng minh với Washington như một nền tảng an ninh; hỗ trợ các sáng kiến mới như AUKUS (cơ chế an ninh giữa Úc, Anh, Mỹ) và Quad (nhóm Tứ giác Kim cương gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn).
Nhật Bản cũng đang đầu tư vào chủ nghĩa đa phương qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản-EU. Bên cạnh đó, Tokyo cũng tham gia Sáng kiến Hướng dẫn và Kết nối Nhật Bản-EU; thông qua các hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Nhật Bản tự đưa mình vào một loạt các khuôn khổ đa phương hình thành các quy tắc của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Đây cũng chính là cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc từ một vị thế cường quốc.
Nhật Bản đang dần trở thành một nước có sức mạnh toàn diện. Điều này đã giúp Tokyo có vị thế tốt hơn và kiên cường hơn khi đối phó với sức ép từ Trung Quốc.
Mặc dù không phải là “thuốc chữa bách bệnh” để giảm thiểu thách thức khi Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến và ngang ngược. Tuy nhiên, Canada và các cường quốc tầm trung khác nên nghiên cứu cách tiếp cận này của Nhật Bản; để chống lại chính sách ngoại giao con tin và các hình thức ép buộc khác từ Trung Quốc.