Site icon MUC News

Cầu Crimea phòng thủ thế nào khi trở thành mục tiêu phá hủy của quân đội Ukraine?

Kể từ khi xây dựng cầu Crimea, những biện pháp phòng thủ cho cây cầu đã được người Nga đưa ra khi Ukraine từng nhiều lần tuyên bố sẽ phá hủy cây cầu nối liền bán đảo Crimea với lãnh thổ Nga.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang bước sang ngày thứ 158, với việc lực lượng Ukraine đang không ngừng gia tăng các cuộc phản công vào những khu vực do Nga kiểm soát. Trụ sở Hạm đội Biển Đen là một trong số những vụ gần đây nhất cho thấy Crimea đang trở thành mục tiêu mà Ukraine có thể nhắm đến.

Ukraine phá hủy các tuyến đường tiếp tế của Nga

Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 31/7, một thiết bị nổ công suất thấp được lắp trên một chiếc máy bay không người lái tự chế đã phát nổ tại trụ sở Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol, khiến 6 người bị thương.

Ngoài ra, bức tường bao quanh trụ sở bị phá hủy một phần, mặt tiền và cửa sổ của tòa nhà bị hư hại.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Nga đang kỷ niệm ngày Hải quân (31/7). Ông Mikhail Razvozhaev – Thị trưởng thành phố Sevastopol ở Bán đảo Crimea đã cáo buộc Ukraine tấn công trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga.

Vụ việc xảy ra ít ngày sau khi ông Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho biết, Kiev sẽ không ngần ngại tấn công các vùng lãnh thổ của Nga nếu thấy cần thiết.

Ông Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết Kiev sẽ không ngần ngại tấn công các vùng lãnh thổ của Nga nếu thấy cần thiết. (Ảnh chụp màn hình)

Thậm chí vị quan chức này còn đặc biệt nhấn mạnh rằng, Kiev có “đủ ý chí chính trị”, và Tổng thống Zelensky quyết tâm ra lệnh không kích vào những mục tiêu đã bị ‘khóa chặt’ của Nga bất cứ lúc nào. 

Chính quyền Kyiv hiện đang theo dõi chặt chẽ diễn biến chiến trường, và lên kế hoạch chi tiết về những mục tiêu nào ở Nga sẽ được nhắm tới bằng các cuộc tấn công tên lửa tầm xa.

Trước đó, một số quan chức Ukraine cho rằng, lực lượng Kiev có thể tấn công vào các mục tiêu trên bán đảo Crimea hoặc cầu Crimea, những nơi mà chính quyền Kyiv cho là tuyến đường tiếp tế chủ chốt cho lực lượng Nga. 

Phát ngôn viên tình báo quân sự Ukraine, Vadim Skibitskiy cho biết bán đảo Crimea có thể trở thành mục tiêu của các hệ thống tên lửa phóng loạt М142 HIMARS và M270 MLRS do Mỹ cung cấp.

Cầu Crimea đang trong tầm ngắm 

Kể từ khi khánh thành cầu Crimea ở Ukraine, nó được cho là cây cầu nhận được nhiều sự đe dọa nhất.

Ông Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã tweet công khai mô phỏng vụ phá hủy cầu Crimea

Trước cuộc xung đột Ukraine, giới chức Nga đã hạn chế các tàu chở hàng cỡ lớn của Ukraine (tàu trên 17.000 tấn) không thể đi qua cầu Crime. Cây cầu này cũng “bao vây” hải quân Ukraine trong khu vực Biển Azov. 

Khi xung đột nổ ra, cầu Crimea đã trở thành tuyến đường tiếp tế sống còn cho quân đội Nga. Một lượng lớn binh lính Nga cùng hàng tiếp tế đã tiến vào lãnh thổ Ukraine đều qua cây cầu này. 

Thực tế đối với người Nga, cầu Crimea mang tính biểu tượng nhiều hơn là lợi ích thực tế, giống như chiến hạm “Moscow” trước đó bị tên lửa Ukraine bắn chìm. 

Mặc dù cầu Crimea được cho là đang trong tầm ngắm tấn công của lực lượng Ukraine, nhưng việc phá hủy nó không phải là điều dễ dàng. Vì sao?

Người Nga bảo vệ cầu Crimea bằng vũ khí gì?

Cầu Crimea (hay còn gọi là Cầu Kerch) được khởi công xây dựng vào tháng 2/2016, thông xe vào tháng 5/2018 và hoàn thành vào tháng 12/2019. Cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch, nối liền bán đảo Taman thuộc vùng Krasnodar Krai của Nga với bán đảo bán đảo Kerch thuộc Crimea. 

Cây cầu này dài khoảng 18 km, chiều dài phần vượt biển là khoảng 7,5 km, độ cao so với mặt biển khoảng 33 đến 35 mét, với tổng vốn đầu tư lên tới 227,92 tỷ rúp (tương đương khoảng 3,7 tỷ đô la Mỹ).

Cầu Crimea thực ra là một cặp cầu song song, gồm cầu đường bộ và cầu đường sắt. Kể từ khi xây dựng cầu Crimea, nhiều biện pháp phòng thủ cho nó đã được Nga đưa ra, khi Ukraine từng nhiều lần tuyên bố sẽ phá hủy cây cầu này.

  1. Công trình chiến lược

Theo phía Nga, cầu Crimea thuộc loại công trình chiến lược đầu tiên của Nga, tầm quan trọng của nó sánh ngang với căn cứ tàu ngầm hạt nhân và sở chỉ huy của lực lượng tên lửa chiến lược của nước này.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa, thân cầu Crimea được xây dựng theo tiêu chuẩn ngăn vòm, giống mái vòm lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân. Ít nhất nó có thể chịu được tác động trực tiếp của máy bay mà không bị sập.

Thân cầu Crimea được xây dựng theo tiêu chuẩn mái vòm, có thể chịu được tác động trực tiếp của máy bay mà không bị sập. (ảnh chụp màn hình)

2. Bố trí lực lượng trên không canh gác

Ngoài ra, quân đội Nga đã triển khai lực lượng phòng thủ quân sự nhiều cấp xung quanh cây cầu. Chỉ riêng lực lượng phòng không đã có tới một sư đoàn chiếm ưu thế ở đây.

Kể từ tháng 1/2018, cây cầu này được bảo vệ chặt chẽ cả từ trên biển, trên không và dưới mặt nước.

Một lực lượng gồm các máy bay chiến đấu và các hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa, ví dụ như tổ hợp S-300, S-400 đủ khả năng chống lại các cuộc tấn công từ phía quân đội Ukraine. 

Các tổ hợp S-300, S-400 đủ khả năng chống lại các cuộc tấn công từ phía quân đội Ukraine. 

3. Triển khai Hạm đội Biển Đen

Một số tàu chiến của Hạm đội Biển Đen của Nga cũng được triển khai tới đây để bảo vệ cây cầu,

Mới đây, Hải quân Nga đã cử một tàu mục tiêu mồi nhử dài 45 m đóng quân gần cầu Crimea để gây nhiễu tên lửa có thể bắn trúng cầu.

Con tàu có cấu tạo khá đặc biệt, với những chiếc gương phản xạ được thiết kế theo dạng hình chữ nhật 4 mặt với các mặt phản xạ nằm vuông góc với nhau. Chúng dường như được triển khai để che giấu một vật thể, mà ở đây là cầu Crimea. Thiết bị này có tác dụng ngăn cầu Crimea bị radar trinh sát của đối phương thu thập thông tin và ngăn tên lửa nhằm mục tiêu vào cầu.

Hải quân Nga đã cử một tàu mục tiêu mồi nhử dài 45 m đóng quân gần cầu Crimea để gây nhiễu tên lửa có thể bắn trúng cầu.

4. Vũ khí tối tân dưới lòng biển

Nga cũng đã triển khai biện pháp phòng vệ tối tân dưới mặt nước. Theo những thông tin được tiết lộ, hệ thống sonar bảo vệ cầu sẽ hoạt động tương tự như những sonar thụ động trong Hải quân Nga, cùng một hệ thống hoàn chỉnh gồm 360 chiếc anten.

Tuy nhiên, nguồn tin này không cho biết Nga triển khai bao nhiêu hệ thống sonar để bảo vệ cầu Crimea. Thông tin mà hệ thống này thu thập được sẽ hiển thị trên màn hình và khoảng cứ 5 phút, nhân viên phải báo cáo tình hình về trung tâm kiểm soát một lần.

Hệ thống này thu âm thanh của chân vịt tàu đối phương, qua hệ thống phân tích và kinh nghiệm của nhân viên sonar có thể biết được mục tiêu là chủng loại tàu nào, hướng đi, và tốc độ của tàu…. Từ đó đưa ra biện pháp thích hợp để đối phó.

Ngoài ra, biệt đội “Người nhái” của Thủy quân lục chiến Nga cũng tham gia bảo vệ cây cầu. 

Lực lượng Người nhái của Nga. (Ảnh chụp màn hình)

Thành lập Lữ đoàn biển

Để đảm bảo an ninh cho cầu Crimea có tầm quan trọng chiến lược, một lữ đoàn biển đặc biệt đã được thành lập tại eo biển Kerch vào năm 2018.

Lữ đoàn này sở hữu một kho lớn các phương tiện vũ khí tối tân, có khả năng ngăn chặn mọi hoạt động phá hoại từ cả trên đất liền cũng như trên biển.

Sau khi Ukraine đưa ra lời đe dọa đối với cây cầu, quân đội Nga mới đây đã tăng cường lực lượng bảo vệ cây cầu. Theo báo cáo, ít nhất một lực lượng vũ trang với quy mô của một lữ đoàn độc lập đã được điều tới đóng quân gần cây cầu, có nhiệm vụ phát hiện và giám sát mọi mục tiêu đáng ngờ cả ngày lẫn đêm. 

Các tiêm kích chiến đấu của Lực lượng Phòng không cũng sẽ hỗ trợ các binh sĩ đóng trên cầu tiến hành các cuộc tuần tra trên không.

Tất nhiên, đây chỉ là những lực lượng phòng thủ mà người Nga hé lộ. Có thể nói, mức độ phòng thủ của cầu Crimea có thể sánh ngang với Điện Kremlin ở Moscow, hay Nhà Trắng của Mỹ. 

Đánh giá về hệ thống phòng thủ ba lớp trên không, trên biển và dưới mặt nước, các nhà quân sự nhận định, trừ khi đối phương sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu không các cuộc tấn công thông thường khó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho cầu Crimea.

Hệ thống phòng thủ ba lớp trên không, trên biển và dưới mặt nước có nhiệm vụ bảo vệ cầu Crimea.

Ukraine sử dụng vũ khí gì để tấn công cầu Crimea?

Đánh giá tình hình hiện tại, nếu Ukraine không sử dụng không quân, thì chỉ có hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ viện trợ mới có tầm bắn vươn xa tới cầu Crimea. 

Nhưng có một vấn đề cần lưu ý. Mỹ mới chỉ cung cấp cho Ukraine hệ thống phóng tên lửa HIMARS mà không có ATACMS. ATACMS là hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân, là một loại tên lửa tên lửa đất đối đất có đường kính 610 mm với tầm bắn vào khoảng 300 km. 

Không có ATACMS, nghĩa là tầm bắn thực tế của loại vũ khí này chỉ khoảng 70 km, và nó không có khả năng bắn trúng cầu Crimea. 

Hệ thống phóng tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp cho Ukraine

Việc Tổng thống Zenlesky kêu gọi Mỹ hỗ trợ các tên lửa tầm xa hơn có ý nghĩa quan trọng, vì nó sẽ đặt cây cầu Crimea nằm trong tầm tấn công của tên lửa Ukraina.

Cây cầu cách tiền tuyến của Ukraine khoảng 260 km, trong khi ấy hệ thống tên lửa HIMARS có thể đạt tầm bắn hơn 300 km nếu được trang bị ATACMS.

Tuy nhiên, trước tuyên bố rằng Kiev có “đủ ý chí chính trị” của người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Aleksey Danilov, giới quan sát cho rằng Mỹ có thể đã cung cấp hệ thống pháo phản lực HIMARS gắn ATACMS có tầm bắn 300km.

Tuy nhiên, ngay cả khi Ukraine có được vũ khí tầm xa ấy, họ vẫn phải đối mặt với các hệ thống phòng không của lực lượng Nga cài cắm xung quanh hai đầu cầu. 

Ukraine có “mạo hiểm” tấn công cầu Crimea?

Ngoài ra, việc Ukraine muốn tấn công cây cầu thực sự cần phải có quyết tâm “ý chí”, bởi trước đó Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev hôm 17/7 cảnh báo nếu Ukraine “mạo hiểm” tấn công cầu Crimea, Kyiv sẽ ngay lập tức đối mặt với “ngày phán xét”.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev hôm 17/7 cảnh báo nếu Ukraine “mạo hiểm” tấn công cầu Crimea, Kyiv sẽ ngay lập tức đối mặt với “ngày phán xét”. (Ảnh chụp màn hình AP)

Việc Ukraine đe dọa tấn công bán đảo Crimea và đặc biệt là cầu Crimea đã diễn ra liên tục trong nhiều tháng, khi Nga đã kiểm soát phía đông nam nước này và thiết lập tuyến đường bộ tới Crimea.

Phản ứng lại những tuyên bố của Ukraine, ông Dmitry Medvedev khẳng định Crimea đã trở về với Nga, và những lời đe dọa như vậy là một “mối đe dọa trực tiếp” với Moscow. Thêm vào đó, ông cũng cho biết “Ngày Phán xét sẽ đến nhanh chóng và dữ dội” nếu cây cầu bị tấn công.

TASS dẫn lời ông Medvedev như sau: “Nếu bất cứ điều gì tương tự xảy ra, họ sẽ ngay lập tức đối mặt với ngày phán xét. Không thể nào né tránh điều này. Tuy nhiên, hiện họ vẫn tiếp tục kích động tình hình chung bằng những tuyên bố tương tự”.

Ông Medvedev cũng nói rằng nếu bất cứ bên nào, kể cả Ukraine hay NATO, “tin Crimea không phải của Nga thì đều là mối đe dọa mang tính hệ thống” với Moscow.

Có thể bạn quan tâm: