Site icon MUC News

Chiến lược chống Trung Quốc: Liên minh châu Âu thay đổi hàng loạt chính sách

Các nhà lãnh đạo G7 tại Vịnh Carbis, Anh Quốc (ảnh: Wikimedia Commons). Liên minh châu Âu gần đây đã thay đổi toàn diện chính sách đối phó với Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo G7 tại Vịnh Carbis, Anh Quốc (ảnh: Wikimedia Commons). Liên minh châu Âu gần đây đã thay đổi toàn diện chính sách đối phó với Trung Quốc.

Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã thiết lập các chiến lược mới nhằm chống lại mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc. Giới quan sát nhận định, đó là một sự chuyển biến toàn diện về chính sách đối với Bắc Kinh.

https://mucnews.com/wp-content/uploads/2021/09/eu-trung-quoc.mp3
Nghe audio bài “Chiến lược chống Trung Quốc: Liên minh châu Âu thay đổi hàng loạt chính sách”

Theo một bài bình luận trên The Epoch Times của nhà báo Vương Hà (Wang He), Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện những thay đổi đáng kể trong chính sách với Trung Quốc. Ông Vương Hà có bằng thạc sĩ về luật và lịch sử, đồng thời đã nghiên cứu về phong trào cộng sản quốc tế. Ông từng là giảng viên đại học và là giám đốc điều hành của một công ty tư nhân lớn ở Trung Quốc. Ông Vương hiện sống ở Bắc Mỹ và đã xuất bản các bài bình luận về các vấn đề thời sự và chính trị của Trung Quốc kể từ năm 2017.

Ông Vương Hà cho biết, Nghị viện châu Âu đã vạch ra thêm một chiến lược mới cho EU về Trung Quốc vào ngày 16/9.

Chiến lược mới này của EU là nhằm tiếp tục đàm phán với chính quyền Trung Quốc về những thách thức toàn cầu. Một số vấn đề có thể kể đến là biến đổi khí hậu, các cuộc khủng hoảng y tế, và những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các quốc gia thành viên EU cũng đã đạt được đồng thuận trong việc chống lại Bắc Kinh và trừng phạt ĐCSTQ thông qua các chiến lược chính trị, kinh tế và ngoại giao. Hơn nữa, EU liên kết với các nền dân chủ như Hoa Kỳ và Nhật Bả, để chống lại các mối đe dọa và thách thức do ĐCSTQ đặt ra.

Biến động trong quan hệ EU-Trung Quốc

Năm 2020, chính quyền Trung Quốc và Hoa Kỳ bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Bắc Kinh đã cố gắng ve vãn EU bằng nhiều chiến thuật, theo ông Hà. Trung Quốc lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU; ký Thỏa thuận Chỉ dẫn Địa lý EU-Trung Quốc; thiết lập hai cơ chế đối thoại cấp cao về môi trường và khí hậu cũng như hợp tác kỹ thuật số; và hoàn thành Thỏa thuận Toàn diện về Đầu tư (CAI) giữa EU và Trung Quốc.

Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh, EU đã thay đổi chính sách đối với Trung Quốc theo 5 khía cạnh kể từ năm 2021.

Thứ nhất

EU trừng phạt ĐCSTQ vì vi phạm nhân quyền. EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bốn quan chức cấp cao Tân Cương và một cơ quan vào ngày 22 tháng 3. Những biện pháp này là động thái đầu tiên của EU nhằm trừng phạt chính quyền Quốc về vi phạm nhân quyền quy mô lớn, kể từ vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn. Đây cũng là động thái mang tính tượng trưng nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường tương tự của Hoa Kỳ.

Báo Newsweek đưa tin sau vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 (ảnh: Twitter).

Tuy nhiên, ĐCSTQ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng đối với tám thành viên của Nghị viện Châu Âu, hai học giả và bốn cơ quan, bao gồm cả hai cơ quan của Nghị viện Châu Âu. Cuộc chiến trừng phạt giữa hai bên ngày càng căng thẳng. Nghị viện châu Âu tiếp tục đóng băng việc phê chuẩn của cơ quan tình báo trung ương giữa EU và Trung Quốc, thứ đã đánh bại các nỗ lực thống nhất kinh tế lớn của ĐCSTQ.

Thứ hai, EU đã thông qua các biện pháp đối phó với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế.

Theo đó, EU đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong việc chống lại ĐCSTQ.

Vào ngày 5/5, EU đã công bố một kế hoạch giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và các nhà cung cấp nước ngoài khác trong 6 lĩnh vực chiến lược. Trong đó có nguyên liệu thô, thành phần dược phẩm và chất bán dẫn. Theo Reuters, bản dự thảo 19 trang cho biết hiện châu Âu có 137 sản phẩm chiến lược nhạy cảm bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc.

Thứ ba, EU đối đầu với “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc.

Vào ngày 12/7, EU đã khởi động chiến lược “Một châu Âu được kết nối toàn cầu” nhằm xây dựng một mạng lưới xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu lấy châu Âu làm trung tâm. EU sẽ thực hiện chiến lược này vào năm 2022; dự kiến thúc đẩy khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa chuỗi giá trị và giảm sự phụ thuộc chiến lược đối với EU.

Mặc dù tài liệu không đề cập đến Trung Quốc, một nhà ngoại giao EU đã tham gia soạn thảo tài liệu cho biết “mọi cái đều là nhắm vào Trung Quốc”.

Thứ tư, EU hỗ trợ Litva chống lại sức ép từ ĐCSTQ.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Litva-Trung Quốc vào năm 1991, quan hệ giữa hai bên đã phát triển bền vững. Mặc dù vậy, kể từ năm 2019, Litva đã lên án ĐCSTQ về Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. Các nước phương Tây nhìn nhận đạo luật này là dấu chấm hết cho nền dân chủ mong manh của Hồng Kông.

Vào ngày 22/5/2021, Litva rút khỏi nền tảng “17 + 1” do Trung Quốc phát động vào tháng 4/2012 nhằm tăng cường hợp tác với 12 thành viên Liên minh châu Âu và năm quốc gia Balkan.

Ngày 20/7, Litva thông báo nước này sẽ thành lập văn phòng đại diện với Đài Loan. Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách triệu hồi đại diện ngoại giao tại Litva và buộc Litva triệu hồi đại sứ của mình tại Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên một quốc gia EU triệu hồi một đại sứ tại Trung Quốc. Mối quan hệ Litva-Trung Quốc trở nên tồi tệ.

Liên minh châu Âu đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của Litva với Trung Quốc. Các bộ trưởng Ngoại giao EU đã nhóm họp vào ngày 3/9 để thảo luận về vấn đề này. Các thành viên Nghị viện Châu Âu đã viết một bức thư ngỏ cùng ngày, bày tỏ tình đoàn kết với Litva chống lại ĐCSTQ.

Thứ năm: EU tăng cường quan hệ EU-Đài Loan.

Vào ngày 1/9, Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu đã thông qua báo cáo đầu tiên về “Hợp tác và quan hệ chính trị EU-Đài Loan”; kêu gọi EU “nâng cao quan hệ chính trị EU-Đài Loan”; và khuyến nghị EU “đổi tên của Văn phòng Kinh tế và Thương mại Châu Âu tại Đài Loan thành “Văn phòng Liên minh Châu Âu tại Đài Bắc.”

Báo cáo cho biết EU cũng “ủng hộ mạnh mẽ việc Đài Loan tham gia đầy đủ với tư cách là quan sát viên trong các cuộc họp, cơ chế và hoạt động của các tổ chức quốc tế.”

Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản phối hợp để chống lại ĐCSTQ

Liên minh châu Âu EU và một số quốc gia thành viên cũng đã phối hợp với Hoa Kỳ và Nhật Bản để giải quyết các mối đe dọa của ĐCSTQ.

Mối lo ngại về nguồn gốc của Covid-19 và các cuộc tấn công mạng toàn cầu

Vào ngày 24/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken đã có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Đại diện cấp cao về Ngoại giao của EU Josep Borrell. Ông Blinken và ông Borrell cũng đã đưa ra một tuyên bố chung sau cuộc họp, công bố một cơ chế đối thoại giữa EU và Hoa Kỳ về Trung Quốc, nhằm thảo luận về các thách thức và cơ hội có liên quan.

Vào ngày 30/3, một nhóm 14 quốc gia, bao gồm một số quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Úc, Vương quốc Anh, Canada, Israel, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã bày tỏ mối quan ngại chung về báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc của Covid-19. Tuyên bố chung thể hiện nghi ngờ về chất lượng báo cáo của WHO do những cản trở từ chính quyền Trung Quốc.

Vào ngày 19/7, Hoa Kỳ cùng với EU, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Úc, Canada, New Zealand và đại diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc tấn công mạng toàn cầu; trong đó có cả việc xâm phạm vào hệ thống email của Microsoft vào tháng 3. Đây là lần đầu tiên liên minh NATO gồm 30 quốc gia lên án ĐCSTQ về các cuộc tấn công mạng.

Đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc

Liên minh châu Âu và các đồng minh đã kiềm chế tham vọng của ĐCSTQ ở eo biển Đài Loan và những thách thức an ninh có hệ thống của ĐCSTQ đối với phương Tây thông qua việc ký Thông cáo chung của các nhà lãnh đạo G7, thông cáo thượng đỉnh NATO, và cơ chế đối thoại EU-Hoa Kỳ.

Liên minh châu Âu cũng đã thành lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ Cấp cao châu Âu- Hoa Kỳ (TTC); và sáng kiến ​​Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn (B3W) — một cơ chế hợp tác do các nền dân chủ lớn dẫn dắt nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển. B3W được giới quan sát đánh giá là đối thủ cạnh tranh với dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Hoa Kỳ, Anh, Đức và các đồng minh NATO đã cử tàu chiến đến Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải” trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tham vọng lãnh thổ.

Vương quốc Anh đã tuyên bố triển khai thường trực hai tàu chiến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vào ngày 6/9, nhóm tấn công của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã đến Nhật Bản.

Pháp đang đẩy mạnh việc phô trương lực lượng quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ, Pháp đã thực hiện một cuộc tập trận hải quân chung kéo dài ba ngày ở Ấn Độ Dương với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Sau đó, Pháp tổ chức các cuộc diễn tập chung với Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ở Tây Ấn Độ Dương. Vào tối ngày 11/8, một tàu khu trục FS Provence của Pháp đã đậu ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây của huyện Changhua, Đài Loan.

Mùa hè năm nay, Đức đã cử một tàu chiến đến châu Á lần đầu tiên sau hai thập niên. Khinh hạm Bayern lên đường đến các khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để tham gia các hoạt động huấn luyện và giám sát chung ở vùng biển gần Nhật Bản và Bán đảo Triều Tiên.

Phần cuối của bài phân tích, nhà báo Vương Hà bình luận: EU đã thay đổi đáng kể chính sách đối với Trung Quốc. Các nước thành viên EU đã đạt được đồng thuận trong việc đối đầu với ĐCSTQ. Hơn nữa, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác có cùng giá trị đã tạo thành liên minh các nền dân chủ, cùng giải quyết các mối đe dọa và thách thức do ĐCSTQ gây ra.

Trước những diễn biến này, giới quan sát đang chờ đợi xem, liệu EU còn có những động thái nào tiếp theo để đối đầu với Trung Quốc?