Sự việc xảy ra khi gia đình bà Lưu Thị Lúa – người gốc huyện Phú Quốc, treo băng rôn kêu oan trên mảnh đất họ đang sử dụng (tại ấp Đường Bào) và bị cưỡng chế thu hồi để thực hiện “Dự án khu du lịch ven biển Bắc Hải Trường tại xã Dương Tơ”. Lực lượng chức năng của chính quyền xã Dương Tơ đã được lệnh cưỡng chế. Theo nhân chứng, hai bên xô xát, người của chính quyền xã rút súng uy hiếp các đương sự. Sau đó, lực lượng cơ động vũ trang được điều tới hiện trường, bắn thị uy và bắt đi 7 người.
Tấm băng rôn của gia đình bà Lúa bị ném xuống đất (ảnh CTV). |
Vụ việc đang gây bức xúc trong cộng đồng dân cư địa phương. Ông Quang – một nhân chứng, nói với phóng viên ANTV tại hiện trường, rằng “công an xã đã vi phạm, phá hoại tài sản của người dân”.
Một người bị thương vào bụng và miệng sau vụ xung đột đất đai ở xã Dương Tơ (ảnh CTV). |
Nội dung trên tấm băng rôn của bà Lúa cho biết, đây là mảnh đất gia đình ở đã hơn 100 năm, nhưng UBND huyện Phú Quốc thực hiện cưỡng chế và giao đất cho công ty phân lô bán nền. Trong khi đó, gia đình bà Lúa chưa nhận được tiền đền bù thỏa đáng trên toàn bộ diện tích đất mà họ bị thu hồi.
Liên quan sự việc này, ngày 27/5/2020, ông Mai Văn Huỳnh – Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc đã có văn bản số 3039 quyết định việc cưỡng chế thu hồi đất của bà Lưu Thị Lúa để “thực hiện dự án khu du lịch ven biển Bắc Hải Trường tại xã Dương Tơ”. Thời gian cưỡng chế từ ngày 27/5 tới 31/7/2020.
Trước đó, tháng 1/2019, báo Công Lý (thuộc Toà án Tối cao) đã có loạt bài phản ánh về việc ấp Đường Bào trở thành điểm nóng tranh chấp, mâu thuẫn đất đai dẫn đến xung đột giữa người dân – chính quyền – doanh nghiệp tại Phú Quốc. Người dân nơi đây đã từng gửi đơn lên ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư ĐCSVN, tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc khi đó chỉ đạo sai trái, vi phạm pháp luật.
Ảnh chụp màn hình báo Công Lý. |
Vào 19/5/2018, Văn phòng Ban Chấp hành TW Đảng CSVN đã có văn bản chuyển đơn cho ông Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu giải quyết những sự vụ này.