Khi chuyển nhầm tiền, nếu người nhận không hoàn trả, người chuyển có quyền tố cáo hoặc khởi kiện để đòi lại tài sản. Trong một số trường hợp, hành vi cố tình chiếm đoạt tiền chuyển nhầm có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
- Màn hình điện thoại: Kẻ đánh cắp tuổi thơ con
- Công an điều tra vụ bé trai bị xích chân ở Hải Phòng
- Đàn ông yêu thương vợ hay không, chỉ nhìn qua bữa cơm là thấy
Cần liên hệ ngay ngân hàng để ngăn ngừa mất tiền
Khi chuyển nhầm một số tiền lớn cho người khác, điều đầu tiên người chuyển cần làm là liên hệ ngay với ngân hàng để được hướng dẫn xử lý đúng quy trình. Ngân hàng sẽ thông báo đến người nhận, đồng thời hỗ trợ các thủ tục để hoàn trả lại số tiền đã bị chuyển nhầm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp người nhận cố tình không trả lại, hoặc chần chừ, trì hoãn, thì hành vi này có thể bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành. Người chuyển nhầm cần nắm rõ các bước xử lý tiếp theo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Có thể tố cáo hoặc khởi kiện nếu bị chiếm đoạt
Nếu sau khi thông báo mà người nhận vẫn không hoàn trả, người chuyển có thể thực hiện tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Luật Tố cáo 2018. Cụ thể:
- Gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an nơi người nhận tiền cư trú, hoặc đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát.
- Đơn tố cáo cần ghi rõ ngày, tháng, năm, thông tin cá nhân của người tố cáo, nội dung vụ việc, tên người bị tố cáo và thông tin liên quan.
- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo, đơn cần ghi rõ danh sách người tố cáo và người đại diện.
Ngoài tố cáo, người bị chuyển nhầm còn có thể đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin chủ tài khoản (theo quy định) để tiến hành khởi kiện dân sự đòi lại tài sản tại tòa án có thẩm quyền.
Có thể bị xử lý hình sự nếu cố tình chiếm đoạt
Trường hợp người nhận tiền biết rõ đó là tiền chuyển nhầm nhưng vẫn cố tình chiếm hữu, không trả lại thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Cụ thể, người chiếm đoạt tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng là tài sản có giá trị đặc biệt (di vật, cổ vật…) có thể bị:
- Phạt tiền
- Cải tạo không giam giữ đến 2 năm
- Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
Vì vậy, người nhận tiền chuyển nhầm cần thận trọng và chủ động hoàn trả sớm để tránh rơi vào vòng lao lý. Với người chuyển nhầm, hành động nhanh chóng, đúng quy trình sẽ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp và hạn chế tối đa thiệt hại.
Theo:cafef