Các nước Pháp, Đan Mạch, Ireland và Thái Lan đã tạm thời đình chỉ việc sử dụng vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca sau khi có báo cáo về tình trạng đông máu.
Tờ France24 đưa tin, cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; dữ liệu sẵn có không tìm thấy lí do vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra các cục máu đông và mọi người nên tiếp tục tiêm chủng vì lợi ích vượt quá rủi ro.
Dưới đây là những thông tin về vắc-xin AstraZeneca.
Những vấn đề đang được quan tâm
Đan Mạch là quốc gia đầu tiên ngừng sử dụng vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca vào tuần trước. Động thái này được thực hiện sau khi có báo cáo về tình xuất hiện cục máu đông ở một số người; trong đó bao gồm một người bị nhiều cục máu đông và tử vong sau 10 ngày với mũi tiêm đầu tiên. Họ cho biết, việc đình chỉ sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần và các trường hợp khác vẫn đang tiếp tục được điều tra. Cơ quan này còn lưu ý rằng, hiện tại vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ giữa vắc-xin và các cục máu đông nói trên.
Nối gót Đan Mạch; Na Uy, Iceland, Bulgaria, Thái Lan và Congo cũng có động thái tương tự. Hôm 13/3, nhà chức trách Na Uy báo cáo rằng 4 người dưới 50 tuổi đã được tiêm vắc-xin AstraZeneca có lượng tiểu cầu máu thấp bất thường; việc này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Ngay sau đó, Ireland và Hà Lan thông báo rằng họ cũng tạm thời ngừng sử dụng vắc-xin AstraZeneca.
Hầu hết các cơ quan y tế của các quốc gia nhấn mạnh việc đình chỉ vắc-xin AstraZeneca là biện pháp phòng ngừa cấp bách.
“Chúng ta phải hết sức thận trọng. Việc tạm dừng sử dụng vắc-xin AstraZeneca ngay bây giờ là hợp lý. Đó là giải pháp phòng ngừa cần thiết”.
Ông Hugo de Jonge, bộ trưởng y tế Hà Lan cho biết.
Hôm 15/3, các bác sĩ Na Uy cho hay; một trong những người nhập viện sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca đã chết. Các quan chức Đức cũng nói rằng; họ sẽ đình chỉ việc sử dụng vắc-xin AstraZeneca sau khi nghe báo cáo và lời khuyên từ cơ quan quản lý thuốc của mình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến cũng sẽ đình chỉ việc sử dụng vắc-xin này trong vài ngày tới. Slovenia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đã tạm dừng tiêm vắc-xin AstraZeneca vào ngày 15/3.
Để đối phó với việc đình chỉ của các quốc gia, AstraZeneca cho biết; họ đã xem xét cẩn thận dữ liệu từ 17 triệu liều đã được tiêm trên khắp Châu Âu và kết luận: “Không có bằng chứng về nguy cơ tăng cục máu đông với bất kỳ nhóm tuổi hoặc giới tính ở bất kỳ quốc gia nào”.
Việc quy trách nhiệm cho vắc-xin AstraZeneca
EMA cho biết: “Không có dấu hiệu nào cho thấy tiêm chủng đã gây ra những tình trạng này”. Họ nói thêm rằng, số lượng báo cáo về cục máu đông ở những người được tiêm vắc-xin AstraZeneca là rất ít.
Tại Anh, 11 triệu liều vắc-xin AstraZeneca đã được tiêm và có báo cáo về 11 người bị cục máu đông. Tuy nhiên, nhà chức trách cho biết, vẫn chưa chứng minh được có phải do vắc-xin gây ra hay không.
Một số bác sĩ chỉ ra rằng, do chiến dịch tiêm chủng được triển khai đối với những người có vấn đề về sức khỏe. Điều này dẫn đến việc khó có thể quy trách nhiệm cho nhà sản xuất vắc-xin.
Các cục máu đông hình thành ở cánh tay, chân hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Đôi khi, nó có thể tự do di chuyển, thậm chí có thể di chuyển đến tim, não hoặc phổi; dẫn đến tình trạng đột quỵ, đau tim hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu và dẫn đến tử vong.
Lí do khiến nhiều quốc gia ngừng tiêm vắc-xin AstraZeneca
Khi một loại vắc-xin được triển khai rộng rãi, có thể xảy ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là những ca tử vong. Vì vậy, trong trường hợp của vắc xin AstraZeneca, các nhà chức trách muốn tạm dừng triển khai; vì nếu nó thật sự có vấn đề, thì nó có thể xảy ra trên quy mô lớn.
Các vắc-xin COVID-19 vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm (vì vắc-xin mới chỉ được phát triển trong năm 2020); vì vậy các dữ liệu dài hạn cho loại vắc-xin này là chưa đầy đủ.
“Trên thế giới, mỗi ngày đều có rất nhiều người tử vong. Chúng tôi đã tiêm chủng cho khoảng 300 triệu người trên toàn cầu; những người chết có thể vì các nguyên nhân khác nhau”.
Tiến sĩ Mariangela Simao, trợ lý tổng giám đốc tại WHO cho biết.
Các loại vắc-xin COVID-19 khác có gặp vấn đề tương tự?
Ngoài vắc-xin AstraZeneca, EMA cũng đang điều tra các tác dụng phụ đối với vắc-xin của Pfizer-BioNTech và Moderna; xem xét liệu rằng các vắc-xin này có gây ra tình trạng giảm rồng độ tiểu cầu trong máu dẫn đến bầm tím và chảy máu hay không.
Các rắc rối khác mà vắc-xin AstraZeneca gặp phải
Các nghiên cứu được thực hiện ở Anh, Brazil và Nam Phi cho thấy, vắc-xin AstraZeneca được phê duyệt để sử dụng ở hơn 50 quốc gia là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Macron, vẫn còn lo ngại về tính hiệu quả của loại vắc-xin này.
Lí do Vương quốc Anh cho phép sử dụng vắc-xin là dựa trên báo cáo về tính hiệu quả của các mũi tiêm đạt khoảng 70%. Tuy nhiên, kết quả đó đã bị che giấu bởi một sai lầm trong khâu sản xuất; điều đó khiến một số người tham gia chỉ nhận được một nửa liều lượng trong lần tiêm đầu. Đây là một lỗi mà các nhà nghiên cứu đã không thừa nhận ngay sau đó. Khi vắc-xin được cấp phép, EMA đã dự đoán tính hiệu quả của vắc-xin là khoảng 60%.
Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã đình chỉ một nghiên cứu bất thường ở 30.000 người Mỹ trong sáu tuần; khi các cơ quan tỏ ra thất vọng với thông tin tìm thấy về một số tác dụng phụ có thể xảy ra được báo cáo ở Anh.
“Tất cả dữ liệu về về vắc-xin AstraZeneca mà chúng tôi có cho thấy; nó rất an toàn và đang cứu nhiều người khỏi cái chết từ COVID-19. Nhưng đây có thể là một vấn đề nhận thức, bởi vì mỗi khi nhắc đến vắc-xin thì chúng tôi liền nghe thấy cái tên AstraZeneca đầu tiên”.
Tiến sĩ Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia cho biết.
Tư vấn của chuyên gia
WHO và EMA cũng như các cơ quan quản lý ở một số quốc gia nói rằng; mọi người nên tiếp tục tiêm chủng vì những rủi ro khi tiêm vắc-xin là rất nhỏ và không bất kỳ tác hại tiềm tàng nào.
“Sự an toàn của công chúng sẽ luôn được đặt lên hàng đầu. Mọi người vẫn nên tiêm vắc-xin Covid-19 khi được yêu cầu làm như vậy”.
Cơ quan quản lý ma túy của Anh cho biết.