Đạo luật Hồ sơ Tổng thống đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi các đặc vụ FBI đột kích dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Trump vì nghi ngờ ông nắm giữ các tài liệu được đề cập trong đạo luật này. Vậy còn cựu TT Barack Obama, Lyndon B. Johnson, hay Richard Nixon thì sao?
Đạo luật Hồ sơ Tổng thống
Trong một bài viết trên New York Post của tác giả James Bovard, ông lưu ý rằng một số cựu tổng thống khác đã phải mất nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ, để trả lại các tài liệu và băng ghi âm theo Đạo luật Hồ sơ Tổng thống.
Đạo luật Hồ sơ Tổng thống tuyên bố rằng, “Mỹ sẽ bảo lưu và giữ lại toàn bộ quyền sở hữu và kiểm soát hồ sơ Tổng thống”.
Đạo luật này đã trở thành tâm điểm sau khi các nhân viên FBI đột kích vào dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump, với nghi ngờ rằng ông đã nắm giữ các tài liệu được đề cập trong đạo luật này.
Theo ông Bovard, Thư viện Nixon được cho là đã không công bố các cuốn băng bí mật của cựu tổng thống Nixon cho đến năm 2013. Tức là 39 năm sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc (1969-1974) với việc ông phải từ chức sau vụ bê bối Watergate.
Quốc hội Mỹ đã ban hành đạo luật này vào năm 1978, sau khi cựu Tổng thống Richard Nixon tuyên bố những cuốn băng bí mật trong Phòng Bầu dục, và những hồ sơ khác là tài sản cá nhân của riêng ông.
Thực tế, Đạo luật Hồ sơ Tổng thống là Đạo luật Bảo mật- gần như vĩnh viễn-Bí mật của Tổng thống.
Các cựu tổng thống thường bỏ túi những khoản tiền lên tới hàng triệu đô la mà các nhà xuất bản ứng trước cho cuốn hồi ký của họ, trong khi hồ sơ của các cựu Tổng thống hầu như “giữ kín bưng” trong nhiều thập kỷ, tránh xa sự nhòm ngó của công chúng.
Thư viện Lyndon B. Johnson đã trì hoãn việc công bố cuối cùng các cuốn băng bí mật của ông cho đến năm 2016. Nghĩa là 47 năm sau khi ông rời nhiệm sở.
Năm 2001, Tổng thống khi đó là George W. Bush đã ban hành một lệnh hành pháp thay đổi đạo luật, từ đảm bảo quyền truy cập của công chúng vào các tài liệu thành một lệnh chặn nó, mặc dù Quốc hội đã đảo ngược một phần của lệnh này vào năm 2014.
Tờ Politico đưa tin vào năm 2014 rằng, các luật sư của chính quyền Obama đã nhiều lần viện dẫn Đạo luật Hồ sơ Tổng thống để “trì hoãn việc công bố hàng nghìn trang hồ sơ từ Nhà Trắng của Tổng thống Bill Clinton”.
Barack Obama đã lấy hơn 30 triệu tài liệu từ Nhà Trắng
Tác giả James Bovard của tờ New York Post cũng đã ghi lại vô số những vi phạm rõ ràng đối với Đạo luật Hồ sơ Công khai của chính quyền Barack Obama, bao gồm cả chính tổng thống hiện tại là Joe Biden.
Tờ New York Post viết: “Hơn năm năm sau khi nhiệm kỳ tổng thống của Obama kết thúc, trang web của Cơ quan Lưu trữ Quốc gia tiết lộ rằng không có trang nào được số hóa và công bố. Mọi người có thể gửi yêu cầu thông qua Đạo luật Tự do Thông tin (luật mà Obama đã hủy bỏ) để truy cập hồ sơ của Obama, nhưng phản hồi từ các thư viện tổng thống có thể bị trì hoãn trong nhiều năm, thậm chí hơn một thập kỷ, nếu thông tin được phân loại.”
Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama, ông được cho là đã vận chuyển 30 triệu trang hồ sơ của chính quyền được thu thập trong thời gian tại vị tới Chicago -quê hương của ông Obama. Ông Obama đã hứa sẽ số hóa tất cả các trang tài liệu này và tải lên mạng.
Nhưng 5 năm kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của ông (2009-2017), Cơ quan Lưu trữ Quốc gia tuyên bố rằng, không có bất kỳ trong số 30 triệu trang tài liệu ước tính được số hóa để đưa lên mạng.
Trả lời BBC, giáo sư Benjamin Hufbauer nói rằng có thể mất tới khoảng 100 năm để xử lý đầy đủ tất cả các hồ sơ này từ chính quyền Obama.
Còn Tổng thống Joe Biden thì sao?
Tương tự, Tổng thống Joe Biden đã trì hoãn với công chúng Mỹ khi không công bố hồ sơ trong 36 năm sự nghiệp tại Thượng viện của mình.
Năm 2011, ông Biden đã tặng 1.875 hộp tài liệu từ những ngày còn ở Thượng viện cho Đại học Delaware, nơi được nhận trợ cấp liên bang để quản lý bộ sưu tập trong khi nó vẫn bị đóng chặt.
Cả ông Biden và thư viện trường đại học hứa sẽ công bố hồ sơ “hai năm sau khi Biden nghỉ việc tại văn phòng công”.
Vào tháng 1 năm 2017, ông Biden đã nghỉ hưu với tư cách Phó Tổng thống. Nhưng thư viện đã thông báo ngay trước khi ông Biden khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống của mình rằng, bí mật sẽ tiếp tục được giữ kín cho đến hai năm sau khi ông Biden “từ giã chính trường”.
Cựu Tổng thống Trump chỉ ra sự giả dối trắng trợn
Cựu Tổng thống Donald Trump đã đăng trên TRUTH Social vào thứ Năm để chỉ ra sự đạo đức giả trắng trợn trong cách đối xử của ông so với cựu Tổng thống Barack Obama:
“Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của mình, Barack Obama đã vận chuyển 30 triệu trang hồ sơ của chính quyền của mình tới Chicago, hứa hẹn sẽ số hóa chúng và cuối cùng sẽ đưa chúng lên mạng – một động thái khiến các nhà sử học phẫn nộ. Hơn năm năm sau khi nhiệm kỳ tổng thống của Obama kết thúc, trang web của Cơ quan Lưu trữ Quốc gia tiết lộ rằng không có trang nào được số hóa và công bố”.
Đảng Dân chủ đang bảo vệ cuộc đột kích chưa từng có vào dinh thự của cựu Tổng thống Trump. Họ cho rằng ông Trump đã “vi phạm” luật khi mang theo tài liệu từ Nhà Trắng về nhà.
Nhưng tại sao cựu Tổng thống Obama lại không bị lục soát “dinh thự” của ông ở Martha’s Vineyard, mặc dù ông đã mang theo khoảng hơn 30 triệu trang tài liệu bên mình?
Ông Trump cũng viết rằng, FBI và DOJ đã biết về những tài liệu này và chấp thuận việc ông lưu giữ chúng, miễn là ông phải tuân thủ các yêu cầu về bảo mật được tăng cường. Ông Trump đã bảo mật bằng lớp khóa thứ hai theo yêu cầu của chính FBI và DOJ.
Tuyên bố của cựu Tổng thống Trump trên Truth Social ngày 10/8 như sau:
“Vào đầu tháng 6, DOJ và FBI đã yêu cầu đại diện pháp lý của tôi đặt thêm một ổ khóa trên cánh cửa dẫn đến nơi cất giữ những chiếc hộp tài liệu ở Mar-a-Lago – Chúng tôi đã đồng ý.”
Điều này có nghĩa là chính FBI và DOJ đã biết về những tài liệu này và chấp thuận việc cựu Tổng thống Trump lưu giữ chúng, miễn là ông phải tuân thủ các yêu cầu về bảo mật được tăng cường. Ông Trump đã bảo mật bằng lớp khóa thứ hai theo yêu cầu của chính FBI và DOJ.
Tuyên bố viết tiếp: “Sau đó, vào thứ Hai, mà không cần thông báo hay cảnh báo, một đội quân đặc vụ đã đột nhập vào Mar-a-Lago, đi đến khu vực kho chứa, và mở ổ khóa mà họ đã yêu cầu lắp đặt.”
Không cần thông báo lý do gì, FBI đã chớp lấy cơ hội này để tiến hành một cuộc đột kích vào nhà ông Trump, có thể với lý do là “tài liệu quá hạn”, hay như nguồn tin rò rỉ của tờ Washington Post là lo ngại ông “tiết lộ vũ khí hạt nhân”.
Tờ New York Post cũng đặt câu hỏi: Có phải FBI đã tiến hành một cuộc đột kích lớn, có vũ trang vào nhà của một cựu tổng thống chỉ vì vi phạm thủ tục giấy tờ?
Có phải FBI đang quá bận rộn chống lại những sai sót về thủ tục giấy tờ của ông Trump mà lãng quên cả tập đoàn tội phạm được ghi lại trên Máy tính xách tay từ địa ngục của Hunter Biden – con trai của Tổng thống Joe Biden?
Đáp lại, ông Trump chế nhạo tuyên bố ông có tài liệu phân loại về vũ khí hạt nhân tại Mar-a-Lago khi viết trên mạng xã hội như sau:
“Vấn đề vũ khí hạt nhân là một trò Lửa đảo, giống như Nga, Nga, Nga là một trò Lừa đảo, hai cuộc luận tội là một trò Lừa đảo, cuộc điều tra của Mueller là một trò Lừa đảo, và nhiều hơn thế nữa”.
Mục đích là để ông Trump bị mất mặt?
Vụ đột kích sẽ không bị lên án chỉ trích trừ khi DOJ và FBI có thể tiết lộ bằng chứng về những ‘tội ác’ nghiêm trọng của ông Trump.
Nếu không, đó sẽ là một cuộc đột kích sặc mùi chính trị đảng phái và là một trong những sự kiện gây phẫn nộ nổi bật nhất trong lịch sử thực thi pháp luật gần đây.
Theo TheEpochtimes, cuộc đột kích của FBI vào dinh thự Mar-a-Lago ngày 8/8 là nhằm mục đích hạ nhục ông Trump, và làm ông ấy phải ‘mất mặt, xấu hổ” theo lời một cựu đặc vụ FBI.
Ông Greg Schaffer, một đặc vụ FBI đã nghỉ hưu thuộc đội giải cứu con tin ưu tú, nói rằng cuộc đột kích của FBI là “hoàn toàn chưa từng có”.
Ông nói: “Tôi không biết FBI, Bộ Tư pháp hay chính quyền (Biden) đang nghĩ gì khi làm điều này”. “Đó là một hành động công khai nhằm làm xấu hổ cựu tổng thống. Nó chỉ cho thấy sự thiếu sáng suốt của họ. Pháp quyền rõ ràng không còn là sân chơi bình đẳng cho cả hai bên nữa”.
Trong cuộc đột kích, các luật sư của ông Trump cũng không được phép theo dõi các nhân viên FBI đang làm, điều mà ông Schaffer nói cũng chưa từng có.
Cựu đặc vụ Schaffer nói rằng, trong hầu hết các lệnh khám xét mà ông từng thực hiện với tư cách là một đặc vụ FBI, chủ sở hữu bất động sản thường theo dõi các đặc vụ xem họ đang làm gì trong quá trình tìm kiếm các vật dụng có trong lệnh khám xét.
Ngay cả các đảng viên Dân chủ, vốn “không đội trời chung” với ông Trump như cựu Thống đốc Andrew Cuomo của New York cũng tweet rằng:
“DOJ phải ngay lập tức giải thích lý do cho cuộc đột kích của mình và nó phải có lý do hơn là một cuộc tìm kiếm các tài liệu lưu trữ vụn vặt, nếu không sẽ bị coi là một thủ đoạn chính trị và phá hoại bất kỳ cuộc điều tra đáng tin cậy nào trong tương lai.”
Ngay cả cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Andrew Yang cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tác động sâu sắc của cuộc đột kích trên Twitter:
“Tôi không phải là người hâm mộ Trump. Tôi muốn ông ấy ở càng xa Nhà Trắng càng tốt. Nhưng một phần cơ bản trong lời kêu gọi của ông ấy là ông ấy chống lại một chính phủ tham nhũng. Cuộc đột kích này củng cố trường hợp đó cho hàng triệu người Mỹ, những người sẽ coi đây là cuộc đàn áp bất công”.
“Có vẻ như điều này đã được một thẩm phán địa phương và một văn phòng FBI cụ thể cho phép mà không cần sự yêu cầu hay thông báo của các cấp chính quyền cao hơn. Nhưng theo nghĩa đen sẽ không ai tin điều đó hoặc phân biệt được điều đó. Nó có thể là quan liêu nhưng nó có vẻ nhuốm màu chính trị”.
Cũng có người đặt câu hỏi: Nếu các tài liệu của Tổng thống cần phải được bảo quản thích hợp, vậy nghĩ sao về bản sao Thông điệp Liên bang của Tổng thống Trump bị bị xé toạc trước toàn thể Quốc hội Mỹ?
Vào tối 4/2/2020, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã bày tỏ thái độ phản đối khi xé bản sao Thông điệp Liên bang sau khi Tổng thống Donald Trump kết thúc bài phát biểu.
Bà Pelosi sau đó còn giơ cao những tờ giấy bị xé và thể hiện sự hài lòng với hành động của mình. Theo bình luận viên Brian Stelter của kênh CNN, hành động xé bản sao Thông điệp Liên bang của bà Pelosi là chưa từng có tiền lệ đối với một Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Xem thêm: FBI có nguồn tin mật báo bên trong Mar-A-Lago: Lục soát bừa bãi cả những nơi không được phép