Để chia sẻ những mất mát của bà con miền Trung, Việt Nam đề xuất với thế giới bỏ tên bão Linfa. Đây là cơn bão số 6 đổ bộ vào đất liền Việt Nam năm 2020, gây nhiều thiệt hại.
- Bão số 13 – thiệt hại mới nhất: Hội An sạt lở nguy hiểm sau một đêm
- Tin bão số 13 mới nhất 16/11: Huế, Quảng Bình, Quảng Trị 6000 nhà hư hại, tốc mái
- Cơn bão số 13 mới nhất: hung dữ và có sức tàn phá lớn nhất từ đầu thế kỷ 20 đến nay, gió tuốt ngọn dừa, bê được cả con thuyền lên bờ
Việt Nam đề xuất loại bỏ tên bão Linfa
Theo Pháp Luật, ngày 16/11, Tổng cục KTTV Việt Nam cho biết, vừa có văn bản tới Ủy ban Bão Quốc tế. Văn bản đề xuất bỏ tên Bão Linfa trong danh sách tên bão đặt tên cho các cơn bão hình thành tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và vùng biển Đông Nam Á. Việc này nhằm chia sẻ những mất mát và thiệt hại rất lớn về người và tài sản của người dân vùng lũ bão trong thiên tai do bão Linfa gây ra.
Bão Linfa chính là cơn bão số 6 đổ bộ vào nước ta trong năm 2020. Bão Linfa hình thành giữa Biển Đông từ ngày 9/10 và đổ bộ vào miền Trung khoảng 10 giờ sáng ngày 11/10. Khi đổ bộ bão có cường độ khoảng cấp 8, giật cấp 10. Do hoàn lưu bão, xuất hiện đợt mưa lớn trong và sau khi đổ bộ.
Thiệt hại nặng nề từ bão Linfa
Sau bão kéo theo thảm họa lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất ảnh hưởng lớn đến toàn bộ miền Trung Việt Nam.
Theo Tổng cục KTTV Việt Nam, bão Linfa do Ma Cao – Trung Quốc đề cử, đã từng được sử dụng để đặt tên cho các cơn bão hình thành vào các năm 2003, 2009 và 2015.
Thống kê đến ngày 26/10, bão Linfa đã làm 148 người chết và mất tích. Hàng ngàn ngôi nhà sập, hư hại nặng nề. Bão này còn làm hơn 1.400 ha lúa, gần 8.000 ha hoa màu bị thiệt hại. Ngoài ra, hàng trăm ngàn gia súc mất trắng khiến nông nghiệp tại miền Trung bị tổn thất nặng nề.
Trước đó, Việt Nam đã từng gửi văn bản đề xuất xóa tên bão Saomai (Sao Mai) và Lekima. Theo đó, tên bão Saomai đã được thay thế bằng tên bão Sontinh (Sơn Tinh). Hiện tại, Tổng cục KTTV Việt Nam đang đề xuất tên bão thay thế cho tên bão Lekima.
Việt Nam đề xuất 20 tên bão, Ủy ban Bão Quốc tế duyệt 10 tên
Cũng theo Dân Trí, Việt Nam đã từng đề xuất 20 tên gọi cho bão là tên tiếng Việt. Sau gửi văn bản tới Ủy ban Bão quốc tế, đã có 10 cái tên được duyệt.
Tổng cục KTTV từng đề xuất 20 tên gọi cho bão là tên tiếng Việt. Sau khi gửi văn bản tới Ủy ban Bão quốc tế, 10 cái tên được duyệt là Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Trami, Halong và Vamco.
Tên bão tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão
Tổng cục KTTV cho biết, thuật ngữ “bão” có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão.
Cụ thể, bão hình thành trên biển Đại Tây Dương gọi là “Hurricanes“. Bão hình thành trên biển Thái Bình Dương gọi là “Typhoon”. Bão hình thành trên biển Ấn Độ Dương gọi là “Tropical Cyclones”.
Theo nghiên cứu, các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7-8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 đến 3 cơn bão tồn tại hoặc nhiều hơn. Vì vậy, chuyên gia đã đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn khi đưa thông tin về từng cơn bão.
Một điều thú vị là các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương gồm cả Biển Đông Việt Nam được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức từ năm 1945. Và đến năm 1979 thì đã bắt đầu dùng tên của nam giới.