Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine khiến hoạt động giao thương giữa các nước Đông Nam Á (ASEAN) và hai quốc gia này bị gián đoạn. ASEAN sẽ đối diện với lạm phát tăng cao hơn và nguy cơ chia rẽ trong nội bộ khối.
Việt Nam và ASEAN sẽ bị thiệt hại nếu Hoa Kỳ áp dụng lệnh trừng phạt vào Nga
Theo Nikkei Asia, ASEAN nhập khẩu 9,74% giá trị phân bón từ Nga, nguồn cung lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Canada.
Trong đó, quan hệ thương mại điện tử của Việt Nam với Nga khá nổi bật. Việt Nam đã xuất khẩu máy móc và thiết bị điện trị giá 1,5 tỷ USD, gồm điện thoại thông minh sang Nga vào năm 2020. Hoạt động thương mại này có thể bị gián đoạn nếu Mỹ áp đặt lệnh cấm các công ty Mỹ và nước ngoài xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, sang Nga.
Ukraine cung cấp phần lớn lúa mì, yến mạch và các loại ngũ cốc khác cho ASEAN, chiếm 9,21% tổng giá trị thương mại vào năm 2020. Nga cung cấp khoảng 3,99%. Như vậy Nga và Ukraine xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba cho khu vực.
Các nhà kinh tế cho rằng, gián đoạn nguồn cung các mặt hàng từ Nga và Ukraine có thể dẫn đến áp lực lạm phát trên toàn cầu. Trong đó khối ASEAN vốn đang phải đối diện lạm phát cao hơn sẽ không thể tránh được tác động tiêu cực.
Cuộc xâm lược của Nga có thể làm rạn nứt ASEAN
Theo tờ Capital Economics hôm 24/2, Ngoài vấn đề về cảng, còn có nguy cơ thiệt hại đối với mùa màng của Ukraine sau các cuộc chiến trên mặt đất. Dự báo ngắn hạn cho hầu hết các ngành nông nghiệp giá hàng hóa tăng khoảng 25%”.
Ngoài ra, giá dầu và khí đốt đã tăng vọt ngay trước khi Nga tấn công quân sự sang Ukraine. Nguyên nhân của cuộc “tăng giá sớm” là do lo ngại rằng các cuộc xung đột có thể làm gián đoạn nguồn cung.
Trưởng bộ phận kinh tế Ấn Độ và Đông Nam Á tại Oxford Economics, Priyanka Kishore cho biết, giá dầu toàn cầu và lạm phát đang tăng sẽ “thay đổi trong ASEAN”. Lạm phát cao hơn cũng ảnh hưởng đến chi tiêu và tăng trưởng của các hộ gia đình.
Về góc độ chính trị, ASEAN luôn cố gắng tránh xa các nước siêu cường. Tuy nhiên, trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19, Moscow đã cung cấp cho vắc xin Sputnik V cho Việt Nam và Philippines theo chiến lược ngoại giao vắc xin.
Tháng 12/2021, Nga và ASEAN đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên, bao gồm các tàu chiến của bảy quốc gia thành viên ASEAN.
Vũ khí là đóng góp nổi bật nhất của Nga cho ASEAN. Moscow là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đông Nam Á từ năm 1999 đến 2018, chiếm 26% tổng số vũ khí của khu vực, theo báo cáo năm 2019 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Với mức độ khác nhau của quan hệ kinh tế và chính trị với Nga có thể gây ra rạn nứt trong ASEAN trước căng thẳng leo thang; tương tự như cách khối này chia rẽ trong cuộc khủng hoảng Myanmar.
Phản ứng của các nước ASEAN
Singapore, Indonesia, Malaysia đều”lo ngại về sự leo thang của xung đột vũ trang”. Họ không chỉ trích trực tiếp Nga, nhưng “lên án bất kỳ hành động nào rõ ràng là vi phạm lãnh thổ và chủ quyền của một quốc gia”.
Tuy nhiên, người phát ngôn của quân đội Myanmar thì bày tỏ ủng hộ Nga, nói rằng: “Nga đang có những động thái để cải thiện chủ quyền của mình… Nga đã cho thế giới thấy rằng họ là một quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực cân bằng hòa bình”.
Tranh thủ cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc gia tăng hoạt động ở Biển Đông
Một nguồn quan ngại khác đối với ASEAN là Trung Quốc có thể gia tăng hoạt động ở Biển Đông trong khi cả thế giới đang tập trung vào Ukraine.
Tướng Kenneth Wilsbach – Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ lo ngại rằng Trung Quốc muốn lợi dụng tình hình ở Ukraine. AFP trích dẫn lời của ông Wilsbach: “Sẽ không ngạc nhiên nếu họ đã thử làm cái gì đó có thể khiêu khích và xem cộng đồng quốc tế phản ứng như thế nào”.