Chiến sự tại Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ 5 với đà tiến công của Nga tại tỉnh Donetsk. Nếu kiểm soát được tỉnh này, Nga coi như kiểm soát toàn bộ vùng Donbass, và tình thế bất lợi đang nghiêng về phía Ukraine. Diễn biến tại chiến trường Ukraine cũng phản ánh tâm trạng của các nước EU, khi giờ đây một số nước đã tỏ ra mệt mỏi.
Ai đang hỗ trợ Ukraine nhiều nhất?
Theo Washington Post, ngày 8/7, Chính quyền Tổng thống Joe Biden hứa sẽ viện trợ thêm cho Ukraine 4 tổ hợp HIMARS trong khoản viện trợ bổ sung 400 triệu USD.
Có thể nói, Mỹ luôn là nhà viện trợ quân sự hào phóng nhất cho Ukraine với số tiền lên tới 8 tỷ USD. Quốc hội Mỹ cũng hứa hẹn nhiều khoản viện trợ lớn chưa từng thấy, hiện đã lên tới 54 tỷ đô la.
Mức độ viện trợ của Mỹ cho Ukraine được cho là cực kỳ “bất thường”, bao gồm hàng loạt các lệnh trừng phạt dành cho Nga và chia sẻ thông tin tình báo, chuyển giao vũ khí và tiền bạc cho Ukraine.
Lưu ý là tổng đầu tư quân sự của Mỹ vào Afghanistan trong 5 năm đầu chỉ là 7,4 tỷ đô la. Trong khi chính quyền Joe Biden tỏ ra hào phóng với Ukraine thì châu Âu thế nào?
EU chia rẽ vì hỗ trợ Ukraine
Vào ngày 9/7, truyền thông Ý là tờ Corriere della Sera đã đưa tin rằng EU có kế hoạch cung cấp cho Ukraine một khoản vay 9 tỷ euro vào cuối năm nay, nhưng Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã chặn gói viện trợ này và chỉ chấp thuận 1 tỷ euro. (EC)
Ngày 11/7, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergey Marchenko cho biết, các thành viên EU đang mâu thuẫn và mệt mỏi về việc họ nên hỗ trợ Ukraine như thế nào. Ông nói:
“Tất nhiên chúng tôi nhận được vũ khí và viện trợ quân sự, nhưng vẫn chưa đủ… Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy EU và phần còn lại của thế giới đang cảm thấy mệt mỏi với cuộc chiến này. Đó là điều dễ hiểu, họ đang phải gánh chịu hậu quả từ việc giá dầu và khí đốt tăng cao”.
Có khá nhiều lý do giải thích vì sao Đức lại chặn gói 9 tỷ euro cho Ukraine. Các nhà quan sát cho rằng, có 3 lý do khiến Đức cư xử như vậy.
1. Đức không “dám” chọc giận Nga
Đây là lý do đầu tiên khiến chính quyền Thủ tướng Scholz phải cân nhắc, vì Berlin cần Moscow tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên.
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, chính quyền Berlin vẫn chưa hoàn thành mục tiêu lấp đầy 90% lượng khí đốt dự trữ trong kho để dùng trong mùa đông.
Đức dường như nhận ra rằng mùa đông sẽ lạnh hơn bao giờ hết nếu nước này không nhận được nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Vì vậy Đức hy vọng Nga có thể hoàn thành công việc bảo dưỡng dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên “North Stream 1”.
Có điều là vào tháng 6, công ty Siemens Energy tuyên bố họ không thể trả lại các tuabin mà Nga gửi sửa chữa, do các lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga được ban hành để đáp trả cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Do đó, Đức đã gây áp lực với Canada, yêu cầu nước này trả lại tuabin càng sớm càng tốt. Đáng ngạc nhiên là, Canada là quốc gia áp lệnh trừng phạt Nga mạnh mẽ chỉ sau Mỹ và Anh nay đột ngột đã thay đổi ý định.
Jonathan Wilkinson, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tự nhiên Canada thông báo rằng, các tuabin từ đường ống Nord Stream 1, sẽ được phép quay trở lại công ty Siemens sau khi được đưa đến Montreal để bảo trì theo kế hoạch.
Phía Đức sẽ chuyển tuabin này cho tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Về phía Ukraine, đương nhiên nước này phản đối mạnh mẽ thỏa thuận giữa Đức và Canada, bởi cho rằng quyết định này sẽ tạo ra một “tiền lệ nguy hiểm” cho các lệnh trừng phạt trong tương lai đối với chính phủ Nga.
2. Nghi ngờ tính minh bạch tài chính của Ukraine
Lý do thứ hai liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Cho dù đó là châu Âu hay là Mỹ thì cũng phải đặt những câu hỏi nghi ngờ rằng: Số tiền hỗ trợ khổng lồ 9 tỷ euro mà EU cho Ukraine vay, liệu nước này có khả năng trả được không?
Vào ngày 4/7, Tổng thống Zelensky tuyên bố tại “Hội nghị Tái thiết Ukraine” diễn ra tại Thụy Sĩ rằng, việc tái thiết Ukraine là nhiệm vụ chung của “thế giới dân chủ”, với tổng số tiền khoảng 750 tỷ đô la.
Khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen đã nhiều lần nhấn mạnh chính phủ Ukraine trước hết cần cải thiện tính minh bạch, và ngăn chặn tham nhũng thông qua các cuộc cải cách, nếu không sẽ làm tổn hại đến “tính công bằng của kế hoạch tái thiết”.
Những lo lắng của châu Âu và Mỹ không phải là không có cơ sở, khi Ukraine đã được xác định là “quốc gia tham nhũng nhất ở châu Âu”.
Chính bà Von der Leyen đã phát biểu trước Quốc hội Ukraine sau khi phê chuẩn nước này là ứng cử viên cho tư cách thành viên EU vào ngày 23/6 như sau: “Các ngài đã tạo ra một bộ máy chống tham nhũng ấn tượng”.
3. Đức đối diện nguy cơ suy thoái
Kể từ khi đại dịch bùng phát, nền kinh tế EU đang phải đối mặt với thử thách gay go.
Hiện các biện pháp trừng phạt chống Nga của Mỹ và EU đã trở thành thảm họa kinh tế. Thực phẩm, phân bón, dầu mỏ, khí đốt, tất cả đều tăng giá chóng mặt. Nhưng đó vẫn chưa phải là nỗi kinh hoàng của châu Âu khi mùa đông lạnh giá vẫn chưa tới.
Mặc dù Đức là nền kinh tế hàng đầu châu Âu, nhưng các nhà kinh tế nhìn chung không mấy lạc quan cho rằng, Đức sẽ suy thoái trong quý II năm nay .
Đức cũng là quốc gia đóng góp ngân sách lớn nhất trong EU, và đương nhiên Đức là quốc gia có tiếng nói cuối cùng để quyết định gói viện trợ 9 tỷ đô la cho Ukraine.
Cách đây vài ngày, Tổng thống Zelensky đã đột ngột sa thải đại sứ của mình tại Đức. Giới quan sát phỏng đoán rằng, Ukraine đã thể hiện sự tức giận đối với Đức.
Châu Âu đang gục ngã
Sự chia rẽ đã nhen nhóm trong quan điểm của các quan chức EU. Và sự bất bình đang gia tăng trong dân chúng đã biến thành các cuộc biểu tình trên đường phố ở Tây Âu.
Tại Bulgary, Thủ tướng Boyko Borissov buộc phải từ chức với cáo buộc “tham nhũng, thiếu công bằng”.
Tại Pháp, Tổng thống Macron đã mất quyền kiểm soát Quốc hội Pháp. Ở Anh, Thủ tướng Boris Johnson buộc phải từ chức vì các bê bối. Tại Ý, Thủ tướng Draghi đang phải đối mặt với đảng Phong trào 5 Sao (M5S) đòi rút khỏi liên minh cầm quyền, khiến chính phủ Ý có nguy cơ sụp đổ.
Ngoài ra, Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Canada Trudeau và Tổng thống Mỹ Biden đều có tỷ lệ tín nhiệm thấp thảm hại.
Đức – nền kinh tế lớn của Châu Âu đã cảnh báo về nguy cơ dòng khí đốt ở Nord Stream 1 có thể sẽ bị ngưng đột ngột – tùy thuộc vào “tâm trạng” của các nhà lãnh đạo điện Kremlin.
Nước Đức đang tiến tới bờ vực của một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, với toàn bộ các ngành công nghiệp Đức có nguy cơ sụp đổ vĩnh viễn vì tắc nghẽn khí đốt. Khả năng thất nghiệp hàng loạt sẽ gia tăng.
Tất nhiên, khi Đức hắt hơi thì châu Âu cũng sẽ sổ mũi. Không chỉ Khu vực đồng tiền chung châu Âu mà ngay cả nước Anh thời hậu Brexit.
Mỹ đang làm gì giúp châu Âu?
Tờ Bild của Đức đưa tin, 75% người Đức được hỏi coi những đợt tăng giá gần đây là gánh nặng, trong khi 50% cho biết họ cảm thấy điều kiện kinh tế của mình đang trở nên tồi tệ hơn.
Mỗi ngày trôi qua, người Đức không nghĩ nhiều tới chiến tranh, mà họ chỉ lo ngại thiếu hệ thống sưởi vào mùa đông do nguồn cung khí đốt của Nga giảm, và lạm phát gia tăng ở EU.
Ngoại trưởng Antony Blinken đã đến châu Âu nhiều lần trước thời điểm Nga tấn công Ukraine (24/2), để đảm bảo rằng mọi cánh cửa cho bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình giữa Kiev với Điện Kremlin phải đóng kín mít.
Và kết quả là: Các công ty năng lượng của Mỹ thời điểm này đang kiếm được lợi nhuận đáng kể khi bán khí đốt giá cao cho châu Âu.
Mỹ đã lần đầu tiên vượt Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu. Mặc dù khí đốt từ Mỹ được bán cho châu Âu với chi phí cao hơn nhiều so với khí đốt từ Nga, các nước EU đã không còn lựa chọn nào khác.
Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố một cách mạnh mẽ trong một cuộc họp báo ở Madrid vào ngày 30/6 rằng, giá dầu cao vẫn sẽ tiếp tục “chừng nào còn cần thiết” để đánh bại Nga.
Câu chuyện phản thực tế của Tổng thống Biden chỉ nhằm mục đích là các lệnh trừng phạt cuối cùng sẽ có tác dụng với Nga, và một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine sẽ làm suy yếu nước Nga.
Nhưng ngay cả khi đúng như vậy, thì các lệnh trừng phạt của Mỹ có giúp ích gì cho châu Âu, hay là càng đẩy các đồng minh của Mỹ tại Châu Âu thêm điêu đứng.
Có thể bạn quan tâm: