Site icon MUC News

Evergrande sụp đổ sẽ khiến kinh tế Trung Quốc bị xóa sổ

Khách hàng bao vây trước trụ sở Tập đoàn bất động sản Evergrande, (ảnh chụp báo News Founded). Giới quan sát cho rằng khủng hoảng Evergrande sẽ khiến kinh tế Trung Quốc không thể tồn tại.

Khách hàng bao vây trước trụ sở Tập đoàn bất động sản Evergrande, (ảnh chụp báo News Founded). Giới quan sát cho rằng nếu Evergrande sụp đổ, nó sẽ khiến kinh tế Trung Quốc không thể tồn tại.

Cuộc khủng hoảng Evergande đặt ra nguy cơ sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh đang gây áp lực với chính quyền Mỹ Joe Biden nhằm tìm lối thoát cho nền kinh tế. Ông Biden sẽ làm gì?

https://mucnews.com/wp-content/uploads/2021/09/khung-hoang-tq.mp3
Nghe audio bài “Khủng hoảng Evergrande khiến kinh tế Trung Quốc bên bờ sụp đổ”.

Evergrande, tập đoàn bất động sản khổng lồ của Trung Quốc, đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Chuỗi khủng hoảng tài chính và doanh nghiệp của Trung Quốc có thể sắp xảy ra. Tin tức về cuộc khủng hoảng tài chính của tập đoàn Evergrande đã gây sốc đối với người tiêu dùng Trung Quốc; và khiến các nhà môi giới nước ngoài nản lòng. Đó là nhận định của Tiến sĩ Trình Hiểu Nông, một học giả về chính trị và kinh tế Trung Quốc, trên tờ The Epoch Times.

Evergrande Group là nhà đầu tư bất động sản hàng đầu của Trung Quốc. Tập đoàn này được xếp thứ 122 theo danh sách Fortune Global 500 năm 2021. Cuộc khủng hoảng tài chính của tập đoàn Evergrande không chỉ khiến nền kinh tế Trung Quốc chao đảo mà còn tác động đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Evergrande từng có một lịch sử huy hoàng. Ngoài lĩnh vực bất động sản, nó còn sở hữu đội bóng chuyên nghiệp tốt nhất Trung Quốc; một Công ty ô tô điện và nhiều hoạt động tài chính khác.

Tiến sĩ Trình cho hay: “Tuy là một nhà phát triển bất động sản mạnh như vậy nhưng cũng dễ bị tổn thương khi đối mặt với chính sách tái cấp vốn mới của Chính phủ”.

Tập đoàn Evergrande đứng trước nguy cơ sụp đổ

Hiện tại, tổng số nợ phải trả của Evergrande là hơn 310 tỷ USD (trong đó 88,63 tỷ USD là nợ phải trả lãi; 42% trong số đó sẽ đáo hạn trong vòng chưa đầy một năm. Tiền và các khoản tương đương trong sổ sách của Evergrande chỉ là 13,4 tỷ USD; trong khi giá cổ phiếu của tập đoàn này đã bốc hơi 90%.

Tháng 8, Bắc Kinh đã đặt ra chính sách quy định “ba lằn ranh đỏ” cho các công ty phát triển bất động sản, gồm: (1) tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản (không bao gồm các khoản trả trước) < 70%; (2) hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu <100%; (3) tỷ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn >1.

Theo ông Trình, hiện tình trạng tài chính của Evergrande vi phạm cả “3 lằn ranh đỏ”. Công ty này bị cấm vay thêm từ các ngân hàng, khiến các dự án của Evergrande không bền vững.

Tiến sĩ Trình cho hay: “Người mua nhà cũng bị quy định bởi giới hạn giá mua và thuế bất động sản, khiến việc bán hàng bị đình trệ. Tình hình hoạt động của tập đoàn này đang bên bờ nguy hiểm”.

Không chỉ Evergrande, các công ty bất động sản lớn khác cũng đang thiếu tiền mặt do không có người mua.

Các công ty phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải vật lộn kể từ khi chính sách mới được ban hành. Tính đến ngày 5/9, có 274 công ty bị vi phạm “3 lằn ranh đỏ”. Đây là những công ty bất động sản nhỏ, nguồn tài chính hạn chế. Các công ty bất động sản lớn cũng có thể không tồn tại được lâu.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không bỏ rơi Evergrande

Tiến sĩ Trình cho biết: “ĐCSTQ sẽ không bỏ rơi Evergrande. Một số ngân hàng quốc doanh sẽ cấp vốn cho Evergrande. Nếu Evergrande sụp đổ, các ngân hàng này có thể không phá sản nhưng sẽ bị thiệt hại”.

Trong một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước, Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã mô tả những khó khăn tài chính của Evergrande là căng thẳng về thanh khoản chứ không phải tình trạng mất khả năng thanh toán. Đó là một cách để che giấu mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng Evergrande.

Trên thực tế, ông Lưu hy vọng các ngân hàng sẽ không rút các khoản nợ từ Evergrande; vì điều này sẽ chỉ kéo công ty đi xuống. Chính quyền cũng giúp Evergrande bán một số tài sản; nhằm giảm thiểu tác động xã hội của cuộc khủng hoảng nợ.

Theo ông Trình: “Với đà giảm dần của giá bất động sản cả nước, nhiều thành phố đã triển khai đợt bán ra cao nhất với giá tham chiếu thấp hơn giá thị trường 30%. Các tài sản và dự án của Evergrande chắc chắn sẽ giảm giá hơn nữa”.

Nếu Evergrande sụp đổ, kinh tế Trung Quốc không thể tồn tại

Ngày 13/9, chính quyền quận Nam Hải (thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông) đã đình chỉ các khoản vay của Evergrande. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức và đã tác động nặng nề đối với tập đoàn.

“Phán quyết này khiến người mua nhà không thể nhận các khoản vay thế chấp từ các ngân hàng địa phương. Evergrande sẽ không thể bán tài sản trong quận. Nếu các chính quyền địa phương khác làm theo, Evergrande sẽ bị hủy hoại”, tiến sĩ Trình nhận định.

“Evergrande là tập đoàn khổng lồ đầu tiên của Trung Quốc đứng trên bờ vực sụp đổ. Chuỗi khủng hoảng tài chính và doanh nghiệp của Trung Quốc có thể đang xuất hiện. Những lời khoe khoang một cách mù quáng về nền kinh tế Trung Quốc không còn có thể tồn tại được nữa. Triển vọng yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến các nhà môi giới thân Trung Quốc ở Phố Wall (Mỹ) nản lòng. Mong muốn cải thiện quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung bắt đầu hạ nhiệt”, ông Trình bình luận.

Nền kinh tế Trung Quốc đang chết dần, rất cần sự giúp đỡ của Washington

Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng truyền thông DW News của ĐCSTQ đã đăng một báo cáo với tiêu đề: “Hàm ý của Tập Cận Bình và cuộc nói chuyện của Biden”. Theo bài báo, ĐCSTQ đang rất cần cải thiện mối quan hệ Mỹ- Trung, và rất cần Hoa Kỳ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nhằm giải tỏa cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bài báo tiết lộ rằng, Bắc Kinh đang mất kiên nhẫn trước chiến lược mơ hồ và thiếu quyết đoán của chính quyền Biden về các chính sách liên quan đến Trung Quốc.

“Ông Tập kêu gọi ông Biden… đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng phát triển ổn định càng sớm càng tốt… để thể hiện lòng dũng cảm chính trị và tầm nhìn chiến lược”, DW News trích dẫn một báo cáo của Tân Hoa xã.

Bài báo cũng nói rằng ông Biden đang “đang chao đảo” trên con đường khôi phục quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Trình cho rằng: “Việc ngăn chặn thương mại, kinh tế của ĐCSTQ đang gặp nguy hiểm. Nếu chính quyền Biden giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, nền kinh tế đang chết dần của ĐCSTQ sẽ được giải cứu ngay lập tức”.

“Đây là lý do tại sao ĐCSTQ đã nhiều lần sử dụng ngoại giao ‘chiến lang’ trong các cuộc đàm phán ở Alaska và Thiên Tân giữa các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Mỹ. Đó là chiến lược của ĐCSTQ nhằm gây áp lực buộc Biden phải hành động ngay lập tức”, ông Trình cho biết.

“Liệu chính quyền Biden có thực hiện các yêu cầu của ĐCSTQ không? Câu trả lời sẽ có trong vài tháng tới”, Tiến sĩ Trình nói thêm.