Site icon MUC News

Không có dơi và tê tê trong các chợ tươi sống ở Vũ Hán

Ảnh minh họa từ https://wildlife.org/. Các chợ tươi sống Vũ Hán, Trung Quốc không có bán dơi và tê tê khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, theo nghiên cứu của Đại học Oxford.

Ảnh minh họa từ https://wildlife.org/. Các chợ tươi sống Vũ Hán, Trung Quốc không có bán dơi và tê tê khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, theo nghiên cứu của Đại học Oxford.

Một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy: Cả dơi và tê tê đều không được bán trong các khu chợ tươi sống ở Vũ Hán khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Thông tin này đã bác bỏ tuyên bố ban đầu của chính quyền Trung Quốc về khả năng virus corona có nguồn gốc từ dơi hoặc tê tê.

Theo tờ Epoch Times, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố virus gây ra COVID-19 có nguồn gốc bên ngoài đất nước. Nhưng ngày càng có bằng chứng dẫn đến giả thuyết rằng virus này đến từ một phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc.

Chợ tươi sống ở Vũ Hán: sự lạc hướng của WHO và kết quả của Oxford

Vào tháng 3/2021, một nhóm chuyên gia của WHO đã đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc COVID-19. Tuy nhiên, ông Tedros Adhanom – tổng Giám đốc WHO cho rằng virus gây ra COVID-19 có khả năng đến từ động vật, nên nhiệm vụ nghiên cứu của nhóm chuyên gia đã không phân tích đầy đủ các lý thuyết khác.

Theo Đại học Oxford, dơi và tê tê – hai nghi phạm chính – đã có bằng chứng ngoại phạm.

Trường Đại học Oxford cho biết đơn vị Nghiên cứu Bảo tồn động vật hoang dã (WILDCRU) của họ tình cờ đã làm việc với các đồng nghiệp có trụ sở tại Trung Quốc trong việc thu thập dữ liệu từ khắp các chợ tươi sống ở Vũ Hán từ tháng 5/2017 đến tháng 11/2019 để nghiên cứu một loại virus khác.

“Công tác nghiên cứu đã đưa nhóm chuyên gia đến đúng thời điểm; để ghi lại những loài động vật hoang dã được bán trong các chợ tươi sống ở Vũ Hán trước đại dịch”.

Giáo sư David Macdonald, giám đốc WILDCRU cho biết trong một tuyên bố.

Kết quả nghiên cứu của WILDCRU được công bố trên tạp chí Nature vào thứ Ba (08/6). Kết quả cho biết nhóm nghiên cứu đã ghi nhận 47.381 cá thể từ 38 loài được bán làm vật nuôi hoặc để tiêu thụ cho con người. Trong đó có cả lửng, chó gấu trúc, nhím, công và bò sát,… nhưng không có bất kỳ cá thể dơi hoặc tê tê nào được buôn bán.

“Dơi thực sự hiếm khi được tiêu thụ ở miền Trung Trung Quốc. Việc buôn bán tê tê là hoạt động quan trọng ở các thành phố và nút giao dịch khác của Trung Quốc, nhưng không phải ở Vũ Hán”.

Ông Macdonald nói.

Tái khởi động cuộc điều tra nguồn gốc virus

Gần đây, các câu hỏi xung quanh nguồn gốc COVID-19 đã được chú ý mạnh mẽ. Một số nhà khoa học ban đầu bác bỏ giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm; nhưng giờ họ đã đảo ngược tuyên bố đó.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/5 cho biết ông muốn cơ quan tình báo Mỹ đưa ra một báo cáo về nguồn gốc của virus trong 90 ngày. Động thái này bị chỉ trích là “quá muộn”. Trước đó, khi mới nhậm chức, ông Biden đã âm thầm chấm dứt cuộc điều tra theo lệnh của cựu Tổng thống Donald Trump về khả năng Covid-19 đến từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, theo Fox News.

Chính phủ Anh gần đây cũng kiến nghị WHO cần nghiên cứu tất cả các lý thuyết có thể về nguồn gốc COVID-19.

Tháng trước, 18 nhà nghiên cứu quốc tế đã ký một bức thư thúc đẩy một “cuộc điều tra thích hợp” về nguồn gốc virus.

Trong đó, nhà dịch tễ học Hoa Kỳ Ralph Baric cũng là một trong những người ký bức thư đó. Ông Baric là một trong những nhà khoa học đã phân loại virus Trung Cộng và đặt tên cho nó là “SARS-CoV-2”.