Trung Quốc “vô tình” trở thành “cường quốc xuất khẩu năng lượng” vào thời điểm châu Âu đang gặp khủng hoảng về khí đốt. Việc châu Âu từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga khiến giá khí đốt tự nhiên tăng vọt. Giờ đây, châu Âu chấp nhận chịu đắt để mua khí đốt bằng mọi giá. Trung Quốc nghiễm nhiên là nước trục lợi từ sự khổ đau của châu Âu.
Nắng nóng giáng đòn kép vào châu Âu
Châu Âu đang nín thở chờ đợi một cuộc khủng hoảng khí đốt toàn diện, khi thời tiết nắng nóng kỷ lục đã buộc người dân châu Âu phải bật điều hòa tối đa.
Nhu cầu sử dụng điện để làm mát của các hộ gia đình và doanh nghiệp đã kéo theo lượng khí đốt cần để sản xuất điện tăng vọt. Trong khi đó, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 của Nga vẫn “im lìm” trong thời hạn bảo trì.
Châu Âu cũng lo lắng về khả năng Nga tiếp tục “khóa van” sau ngày 21/7 (thời hạn chót bảo trì) nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt vòng thứ 7 sắp tới của EU.
Ngoài ra, một viễn cảnh đáng sợ đối với châu Âu là lục địa này cực kỳ phụ thuộc vào Nga về năng lượng khi mùa đông sắp tới.
Giá khí đốt ở châu Âu hiện đã tăng khoảng 800%, đạt mức cao kỷ lục 227 euro/ megawatt-giờ, tương đương khoảng 250 đô la, gấp 14 lần giá khí đốt tại Mỹ.
Và trong mọi tính toán của châu Âu, Trung Quốc luôn là quốc gia hưởng lợi, vì sao?
Châu Âu không còn lựa chọn
Vào tháng 4, Nga buộc EU phải thanh toán bằng đồng rúp để mua khí đốt tự nhiên của nước này. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong khối EU vẫn kiên quyết từ chối. Để giải quyết ‘bế tắc’, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố rằng, mỗi gam vàng có thể đổi được 5.000 rúp. (nationalheraldindia)
Nói cách khác, Nga “bật đèn xanh” để EU có thể mua khí đốt bằng vàng thay bằng đồng rúp. Nhưng EU lại tiếp tục ban hành lệnh cấm vàng Nga, nên đã tự đặt mình vào thế khó trong cuộc tranh chấp khí đốt tự nhiên này.
Các lệnh trừng phạt năng lượng Nga đã buộc EU phải tìm nguồn khí đốt thay thế là Mỹ.
Theo The Guardian, Mỹ sẽ cung cấp 15 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho EU trong năm nay.
Trước đó, Nga cung cấp cho EU từ 150 tỷ đến 200 tỷ mét khối khí hàng năm, chiếm 40% nguồn cung khí đốt của EU. Nói cách khác, nếu Mỹ cung cấp cho EU thêm 15 tỷ mét khối, thì chỉ có thể đáp ứng khoảng 10% nhu cầu khí đốt của khối này.
Vậy 90% lượng khí còn lại mà Mỹ không thể bù đắp được, EU lấy nguồn LNG từ đâu?
Có điều, ngay cả khi EU có tiền thì cũng không có sẵn nguồn cung khí đốt. EU có thể thỏa hiệp Nga để mua khí đốt bằng đồng rúp, hoặc đàm phán với Mỹ để mua khí đốt với giá cao.
Có một cách khác, EU đã chọn mua thêm khí đốt từ Trung Quốc.
Trung Quốc trục lợi trong khó khăn
Theo CNBC, Trung Quốc lặng lẽ tăng mua dầu giá rẻ của Nga từ đầu năm 2022. Nhập khẩu dầu từ Nga qua đường biển của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục 1,1 triệu thùng/ngày vào tháng 5, tăng 800.000 thùng/ngày so với năm 2021.
Unipec, chi nhánh của tập đoàn Sinopec, cùng với Zhenhua Oil, một đơn vị của tập đoàn quốc phòng Norinco và Livna Shipping Ltd của Trung Quốc, là 3 nhà thu mua dầu Nga đã được hưởng giá dầu chênh lệch giao ngay thấp hơn khoảng 29 USD/thùng.
Các công ty nhà nước Trung Quốc, dẫn đầu là Sinopec và Zhenhua đã mua 2/3 hỗn hợp dầu xuất khẩu hàng đầu ở Viễn Đông của Nga là ESPO, với mức chiết khấu kỷ lục 20 USD/thùng, dưới mức tiêu chuẩn dầu thô Dubai.
Theo asia.nikke, Sinopec đã bán lại LNG cho châu Âu bất chấp lệnh trừng của Mỹ và EU.
Theo Reuters, giá khí đốt tại Trung Quốc vào thời điểm “bão giá” tháng 6 là 390 nhân dân tệ (tương đương 57,91 đôla), trong khi giá khí đốt tại châu Âu là 250 đô la.
Bất chấp mức chênh lệch bình quân đầu người của châu Âu cao gấp hai, ba lần so với Trung Quốc, các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc vẫn thu lợi nhuận khủng từ việc mua khí đốt giá rẻ của Nga và bán với giá ‘cắt cổ” cho châu Âu.
Thêm nữa, tờ Bloomberg cũng chỉ đích danh Trung Quốc đang bán lại khí đốt tự nhiên của Mỹ cho châu Âu với lợi nhuận khổng lồ. Điều đó có nghĩa là gì?
Trung Quốc không cần bỏ sức, ngồi không thu lời
Theo Cơ quan Năng lượng Thông tin Mỹ (EIA), năm 2021 Mỹ trở thành nhà cung cấp LNG giao ngay lớn nhất cho Trung Quốc.
Trung Quốc đã ký ba thỏa thuận LNG khổng lồ với nhà xuất khẩu Venture Global LNG của Mỹ, để nhằm đảm bảo nguồn cung dài hạn trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao và tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc.
Trước đó, năm 2018 Trung Quốc đã ký một thỏa thuận dài hạn 20 năm với Virgin LNG của Mỹ để mua 2 triệu tấn khí đốt mỗi năm.
Thời điểm này, khi nhu cầu khí đốt của châu Âu tăng cao, Mỹ cam kết cung cấp 15 tỷ mét khối cho đồng minh, nhưng Mỹ cũng không thể vi phạm hợp đồng bán LNG cho Trung Quốc.
Vậy nên khi châu Âu cấm nhập khẩu khí đốt của Nga, Mỹ cũng chỉ đáp ứng được 10% cho EU, nên khối này buộc phải mua từ nhiều nguồn trong đó có Trung Quốc.
Điều khiến Mỹ ‘bất bình” là Trung Quốc không cần “động chân động tay” mà vẫn thu lời từ chính nguồn LNG của Mỹ.
Lưu ý là vào giữa tháng 3, Trung Quốc và Châu Âu đã ký một thỏa thuận bán ba lô khí đốt tự nhiên của Mỹ với giá cao, sau đó vận chuyển thẳng từ cảng ở Louisiana (Mỹ) đến châu Âu.
Tức là LNG của Mỹ bán cho Trung Quốc theo thỏa thuận từ năm trước ,sẽ được chuyển thẳng tới Châu Âu mà không cần qua Trung Quốc.
Như vậy, Trung Quốc vừa bán được giá cao cho châu Âu, vừa không cần phải vận chuyển hàng hóa trực tiếp tới châu Âu, nên tiết kiệm rất nhiều chi phí vận tải bằng đường biển.
Các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể kiếm lời được1 tỷ USD bằng cách bán một lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ cho châu Âu.
Không có gì ngạc nhiên khi Bloomberg đã chỉ trích Trung Quốc là quốc gia “kiếm tiền trong chiến tranh”.
Bài toán khó cho EU nhằm loại bỏ khí đốt Nga
Khí đốt tự nhiên của Nga được cung cấp tới EU có sẵn đường ống nên chi phí rất rẻ. Trong khi EU và Mỹ không có đường ống sẵn. Có hai loại hình vận chuyển khí đốt tự nhiên, là vận chuyển bằng đường ống và bằng đường biển.
Khí tự nhiên cần được hóa lỏng trước khi vận chuyển. Thể tích của LNG bằng 1/6 thể tích của khí. Tuy nhiên, các yêu cầu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng là rất cao và cần phải có các tàu chuyên chở LNG đặc biệt.
Sức chứa tối đa của mỗi tàu là 170.000 mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Mỹ bán 15 tỷ mét khối khí cho EU thì cần phải có một đoàn tàu vận tải LNG để chuyên chở.
Từ Vịnh Mexico của Mỹ đến Châu Âu sẽ mất khoảng 11 đến 15 ngày. Nếu tính thời gian giảm phát, bảo trì… thì mỗi tàu chở LNG đến châu Âu và trở về Mỹ hết 1 tháng. Như vậy với 15 tỷ mét khối xuất xưởng, Mỹ cần tới 13 tàu chuyên chở LNG.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có Hàn Quốc và Trung Quốc có thể đóng tàu vận tải LNG với giá thành cực kỳ cạnh tranh.
Giá trị của mỗi con tàu vận chuyển LNG là khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Nếu cần một đội tàu chuyên chở mới tới châu Âu, Mỹ cần phải đầu tư ít nhất vài tỷ đô la để đóng mới tàu ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Điều này lý giải vì sao Trung Quốc luôn là ngư ông đắc lợi trong cuộc khủng hoảng năng lượng này.
Có thể bạn quan tâm: