Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo phát biểu tại Hội nghị chuyên đề với các tổ chức dựa trên đức tin ở Vatican, vào ngày 2/10/2019 (ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ). |
Mối bất đồng Mỹ – Vatican xoay quanh việc Tòa thánh đang tiến hành các cuộc đàm phán với Bắc Kinh để gia hạn một thỏa thuận gây tranh cãi về việc bổ nhiệm giám mục.
Thỏa thuận Trung Quốc – Vatican
Theo thỏa thuận từ năm 2018, Bắc Kinh có quyền lựa chọn ứng cử viên làm giám mục ở Trung Quốc và Giáo hoàng Vatican sẽ phê chuẩn hoặc phủ quyết ứng viên này.
Các nhà phê bình chỉ ra rằng thỏa thuận này cho phép Vatican hợp pháp hóa các giám mục thuộc kiểm soát của Bắc Kinh, trong khi chính quyền Trung Quốc tiếp tục đàn áp những người có đức tin, phá hủy các nhà thờ và gỡ bỏ các cây thánh giá. Riêng tỉnh An Huy đã ra lệnh gỡ bỏ hơn 900 cây thánh giá tại các nhà thờ, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2020, theo Bitter Winter, một trang tin về nhân quyền có trụ sở tại Italy.
The burning cross, the Chinese government destroyed a large number of churches, burned the cross, and arrested Rev. Wang Yi, who was sentenced to nine years in prison. Christianity is a legitimate belief in China, but the government has illegally destroyed churches, burned crosse pic.twitter.com/HwLtl93KrH
— Jesus is God (@Jesus_is_God_) January 5, 2020
Theo The Guardian, “các nhà phê bình cho rằng thỏa thuận này là sự phản bội đối với hàng triệu người Công giáo Trung Quốc, hầu hết trong số họ đang thực hành tín ngưỡng tại các nhà thờ chưa đăng ký” với chính quyền.
Tờ báo này cho rằng chuyến thăm của ông Pompeo là để “chỉ trích Vatican về việc gia hạn cho thỏa thuận với Trung Quốc”. Trong khi đó, Bloomberg đưa tin chuyến thăm là nhằm thuyết phục Vatican có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề tự do tín ngưỡng.
Mỹ – Vatican rạn nứt
Hãng tin AP cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã cố gắng giảm bớt sự khác biệt Vatican về lập trường với Trung Quốc, nhưng căng thẳng có thể thấy rõ trong chuyến thăm hai ngày của ông Pompeo tới Rome.
Giáo hoàng Francis đã từ chối gặp ông Pompeo, với lý do là ông không muốn bị suy đoán là bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng phản ứng của Tòa thánh liên quan đến lập trường phê phán của ông Pompeo đối với thỏa thuận Trung Quốc – Vatican. Trong một bài xã luận trên First Things ngày 18/9, Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền “suy yếu nghiêm trọng” ở Trung Quốc, đặc biệt đối với những người có đức tin.
Ông Pompeo viết trong bài xã luận: “Hai năm trôi qua, rõ ràng là thỏa thuận Trung Quốc – Vatican đã không bảo vệ người Công giáo khỏi sự phá hoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là còn chưa nói đến việc ĐCSTQ đối xử khủng khiếp với những người theo đạo Thiên chúa, các Phật tử Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công và những người có đức tin khác”.
Chuyến thăm vừa qua của Ngoại trưởng Pompeo đã không thuyết phục được Vatican. Theo Reuters, Tổng giám mục Paul Gallagher hôm 1/10 nói rằng lập trường của Mỹ và Vatican về Trung Quốc vẫn còn xa nhau. Ông cho biết Tòa thánh kiên quyết khẳng định Vatican có quyền theo đuổi thỏa thuận bổ nhiệm giám mục với Bắc Kinh.
Liên minh chống Trung Quốc
Vatican đang tiếp tục đàm phán để kéo dài thỏa thuận gây tranh cãi với Bắc Kinh, trong khi chính phủ Mỹ đang thuyết phục các nước hình thành một liên minh không chính thức để chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Pompeo đã công du tới nhiều nước châu Âu trước khi tới Vatican, một quốc gia độc lập nằm bên trong thành phố Rome, Italy. Dù là quốc gia nhỏ nhất thế giới nhưng Vatican có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng những người Công giáo trên khắp thế giới.
Chủ đề chính trong các chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ đều xoay quanh Trung Quốc. Sau chuyến đi không mấy thành công tới Vatican, ông Pompeo dự kiến sẽ tới thăm Nhật, Hàn, Mông Cổ vào tuần tới.