Các triết gia vĩ đại như Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử của Trung Hoa đều nhấn mạnh sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau. Những người cai trị đất nước phải thực thi quyền lực một cách chính trực và công bằng, nếu không “Thiên thượng” sẽ thấy điều đó và dân chúng sẽ lật đổ họ. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là chế độ chuyên quyền độc ác, đè bẹp sự phản kháng bằng tính toán tàn bạo, theo bình luận của học giả Lawrence Reed.
Ông Reed là chủ tịch danh dự của Quỹ Giáo dục Kinh tế (FEE) ở Atlanta, Georgia (Mỹ); và là tác giả của cuốn sách “Những anh hùng thực sự: Những câu chuyện có thật đầy cảm hứng về lòng dũng cảm, tính cách và niềm tin”. Dưới đây là tóm tắt bài bình luận của ông trên tờ The Epoch Times ngày 30/6/2022:
Liệu Trung Quốc sẽ sụp đổ như Liên Xô?
Từ hai thập niên trước, tác giả của cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, ông Gordon Chang, đã dự đoán sự sụp đổ sắp xảy ra của ĐCSTQ. Ông Chang lập luận rằng “các chế độ sụp đổ khi mọi người không còn sợ hãi và nghĩ rằng họ không còn còn cô đơn”.
Dự báo của ông Chang vẫn chưa thành hiện thực, ĐCSTQ mà Mao Trạch Đông xây dựng vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, có hai sự thật đáng chú ý.
Đầu tiên, Liên Xô phải mất 74 năm để phát triển và biến mất. Một năm trước khi Liên Xô sụp đổ, thì không có mấy người nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra. Vào thời điểm này, triều đại của ĐCSTQ vừa tròn 73 năm, và nó là chỉ là một khoảnh khắc chớp nhoáng.
Thứ hai, ĐCSTQ của Mao hoàn toàn lạc hậu với các triết lý đã thống trị từ lâu trong môi trường văn hóa là Đạo giáo và Nho giáo ở Trung Quốc. Nếu tiên đoán của ông Chang cuối cùng là sự thật, một ngày nào đó chúng ta sẽ đánh giá chế độ của Mao và những người kế tục hệ tư tưởng của ông ta như một sai lầm chết người trong tư tưởng chính trị và đạo đức của Trung Quốc.
Tư tưởng vĩ đại của triết gia Lão Tử và Khổng Tử của Trung Hoa trái ngược hoàn toàn với ĐCSTQ
Nhà kinh tế học, nhà sử học và nhà lý luận chính trị (quá cố) của Trường phái Áo, Murray Rothbard cho rằng người sáng lập Đạo giáo – Lão Tử là “nhà trí thức theo chủ nghĩa tự do đầu tiên”. Triết gia Lão Tử đã có những kết luận rất sâu sắc “càng có nhiều điều cấm kỵ và hạn chế giả tạo trên thế giới, thì người dân càng nghèo. … Luật và quy định càng nhiều, thì càng có nhiều kẻ trộm và cướp”.
Khổng Tử là người cùng thời với Lão Tử và thậm chí còn có ảnh hưởng lớn hơn trong nhiều thế kỷ. Để thách thức chủ nghĩa độc tài, ông nói về “Thiên mệnh”. Nghĩa là những người cai trị phải thực thi quyền lực một cách nhẹ nhàng và công bằng nếu không “Thiên thượng” sẽ thấy điều đó và dân chúng lật đổ họ. Khổng Tử bảo vệ quyền nổi dậy chống lại bạo chúa.
Trong khi đó, Mao và những người kế nhiệm đè bẹp sự phản kháng bằng tính toán tàn bạo. Mao tin rằng tất cả quyền lực “chảy ra từ nòng súng”.
Cả Đạo giáo và Nho giáo đều nhấn mạnh sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau. Những người sáng lập ra những triết lý cổ xưa và trường tồn đó sẽ rất kinh hoàng khi biết đến những tội ác của ĐCSTQ, theo học giả Reed.
ĐCSTQ gia tăng đàn áp và bức hại người dân
Cuộc Cách mạng Văn hóa đẫm máu những năm 1960 của Mao nhằm củng cố chủ nghĩa Marx như một hệ tư tưởng duy nhất của Trung Quốc. Mục tiêu của Mao nhằm phá bỏ “tứ cựu” gồm phong tục, văn hóa, thói quen và ý tưởng. Trong khi đó, Lão Tử và Khổng Tử không bao giờ kêu gọi áp đặt bạo lực các ý tưởng của họ để loại trừ người khác.
Các triết gia Lão Tử và Khổng Tử là những nhà sáng tạo văn hóa Trung Hoa. Những lời dạy của Lão Tử và Khổng Tử nhằm đạt được những điều kiện nhân đạo và một con người có đạo đức.
Trong khi đó, ĐCSTQ nằm trong một liên minh hoàn toàn khác, nhằm duy trì quyền lực bằng bất cứ giá nào. Hiện tại, Tập Cận Bình, đang gia tăng sự áp bức khi ông ta xây dựng quyền lực cho bản thân mình.
Ngày ĐCSTQ sụp đổ thì các triết gia vĩ đại Trung Hoa sẽ mỉm cười
Một triết gia khác của Trung Quốc là Mạnh Tử. Năm 2020, học giả Paul Meany viết, Mạnh Tử tin rằng chính phủ tồn tại để nuôi dưỡng một công dân đức hạnh. Ông không đồng ý với những cách tiếp cận nặng nề từ trên xuống. Mạnh Tử chống lại sự độc quyền của chính phủ và việc ấn định giá cả. Ông bảo vệ thương mại tự do và phản đối chiến tranh như một phương tiện cho sự thịnh vượng của quốc gia. Ông mong muốn các quan chức chính phủ hành động với sự công bằng, chính trực và liêm chính.
“Mạnh Tử cho rằng các nhà lãnh đạo phải có tư cách đạo đức cao nhất. Nếu các nhà lãnh đạo không thực hành các ứng xử có đạo đức, thì có thể làm băng hoại cả một xã hội. Nếu các nhà lãnh đạo không giữ được tư cách đạo đức trong sạch hoặc không hoàn thành nhiệm vụ của mình, thì có thể cho phép họ bị cách chức và thay thế bằng vũ lực nếu cần thiết”.
Không ai có thể nghi ngờ rằng nếu Lão Tử, Khổng Tử hoặc Mạnh Tử có thể tuyên bố phán xét về chế độ Trung Quốc ngày nay, thì họ sẽ bày tỏ sự khinh thường sâu sắc, theo học giả Reed. ĐCSTQ chắc chắn đã mất bất kỳ “sự ủy thác” nào từ Thiên thượng nếu nó từng có.
Học giả Lawrence Reed cho rằng: Ngày mà ĐCSTQ qua đời là ngày mà các triết gia có tư duy vĩ đại như Lão Tử, Khổng Tử và Mạnh Tử sẽ mỉm cười.