Hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Nga thông báo họ đã triển khai các tiêm kích được trang bị tên lửa siêu thanh tối tân tới Kaliningrad -vùng lãnh thổ tách rời thuộc Nga ở vùng Baltic, nơi mà Nga tuyên bố sẽ cung cấp “các biện pháp răn đe chiến lược bổ sung”.
Tuyên bố nêu chi tiết rằng, ba tiêm kích MiG-31 trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Chkalovsk ở Kaliningrad Oblast.
Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng, các tiêm kích sẽ được đặt trong tình trạng “báo động suốt ngày đêm” – tại thời điểm căng thẳng với những quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine như Mỹ tiếp tục tăng cao.
Trong 6 tháng xung đột ở Ukraine, Nga được cho là đã sử dụng tên lửa siêu thanh để tấn vào các mục tiêu Ukraine trong một số trường hợp.
Nhưng một động thái có chủ đích công khai như điều tiêm kích MiG-31 trang bị tên lửa siêu thanh trong tình trạng “báo động” tại tiền đồn Baltic của Nga là một động thái leo thang nhằm vào NATO và nững quốc gia châu Âu đang tăng cường vận chuyển vũ khí và tên lửa tầm xa hơn cho Kiev.
Kaliningrad giáp biên giới với các nước thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania, cả hai đều sẽ coi động thái này là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của họ.
Hãng tin AP đưa tin rằng, Phần Lan được báo động rằng không phận của họ có thể đã bị các tiêm kích MiG-31 xâm phạm khi chúng đang trên đường đến căn cứ Kaliningrad.
Một đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, các tiêm kích đã đến căn cứ nhưng không mang theo tên lửa, những tên lửa này dường như được chuyển giao riêng.
Bộ Quốc phòng Phần Lan hôm thứ Năm cho biết hai tiêm kích MIG-31 của Nga bị tình nghi xâm phạm không phận Phần Lan ở Vịnh Phần Lan ngoài khơi thị trấn Porvoo phía nam, phía tây Helsinki. Lực lượng Biên phòng của nước Bắc Âu này đã bắt đầu điều tra sơ bộ về vụ việc.
Bộ Quốc phòng Nga và các phương tiện truyền thông nhà nước đã công bố video các máy bay chiến đấu MiG đến Kaliningrad. Các quan chức có liên hệ với chính phủ Ukraine cũng đã nhấn mạnh việc chuyển giao với báo động…
Theo DW, hôm đầu tuần Đức cho biết Phần Lan sẽ tìm cách tăng tốc trở thành thành viên của NATO sau đơn đăng ký gây tranh cãi cùng với Thụy Điển. Trong khi đó, Điện Kremlin từng cảnh báo nhiều lần rằng, việc Phần Lan gia nhập NATO có thể dẫn đến việc lắp đặt vũ khí hạt nhân ở vùng Baltics.
Moscow đã củng cố lực lượng của mình ở Kaliningrad bằng các tên lửa Iskander có khả năng dẫn đường chính xác, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và các hệ thống tiên tiến khác.
Trong nhiều năm, đã có những lo ngại ở châu Âu và phương Tây rằng Nga có thể chế tạo vũ khí hạt nhân ở đó – tại các cơ sở chỉ là cách Ba Lan 50 dặm.
Tuy nhiên, Nga tuyên bố họ đang thực thi “trách nhiệm hạt nhân”, và nước này phải thực hiện các bước để ‘răn đe’ các mối đe dọa từ phương Tây trong bối cảnh xung đột Ukraine nổ ra.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechayev hôm thứ Năm cho biết: “Các sự kiện ở Ukraine chứng minh rằng một cuộc đụng độ với phương Tây là một khả năng có thật”, đồng thời nhấn mạnh rằng một “cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ và NATO không phải là lợi ích của chúng tôi”.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Nechayev nói: “Nga với tư cách là một cường quốc hạt nhân sẽ tiếp tục hành động với trách nhiệm tối đa” và “học thuyết quân sự của Nga dự kiến một phản ứng hạt nhân chỉ để trả đũa một hành động gây hấn liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc trong một tình huống khi sự tồn tại của nhà nước đang bị đe dọa”.
Nhưng ông Nechayev nhấn mạnh rằng ngoài câu hỏi hạt nhân, quân đội Nga sở hữu đủ vũ khí thông thường “cho phép nước này thực hiện đầy đủ các mục tiêu mà Tổng thống Nga đề ra” – liên quan đến “hoạt động đặc biệt” ở Ukraine do Tổng thống Putin ra lệnh.
Ông Nechayev nói: “Chúng tôi tiến hành từ giả định rằng Mỹ và NATO nhận thức được luận điệu chống Nga tích cực của họ với việc nhấn mạnh đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Xem thêm: Nga hay Ukraine đang ‘cần’ một thảm họa hạt nhân: Bí mật nào đang cất giấu tại nhà máy Zaporozhye?