Sáng kiến “Vành đai và con đường – BRI” của Trung Quốc hiện lan rộng khắp các châu lục; với các quốc gia có tổng số dân chiếm hơn 2/3 dân số thế giới. Hiện có đến 140 quốc gia đã tham gia BRI, trong đó có tới 34 quốc gia ở Châu Âu và Trung Á. Các dự án thuộc BRI yêu cầu phải sử dụng vật liệu xây dựng của Trung Quốc hoặc hợp tác với các công ty Trung Quốc, theo The Western Journal ngày 14/5.
- Âm mưu chia để trị: Trung Quốc giăng bẫy nợ Việt Nam – Lào – Campuchia
- Tại sao nhiều quốc gia châu Á tiếp tục lún sâu vào bẫy nợ Trung Quốc?
- Lào bị đánh tụt xếp hạng quốc gia, nguy cơ dính bẫy nợ Trung Quốc
Trung Quốc muốn thiết lập lại trật tự thế giới
Sáng kiến “Vành đai và con đường- BRI” do ông Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013; với kế hoạch triển khai dự án cơ sở hạ trị giá hàng tỷ USD. Dự án có quy mô lớn của Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý, tò mò của các quốc gia.
Tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với tờ Reuters: “Tôi đề nghị rằng chúng ta nên có một sáng kiến tương tự; lấy từ các quốc gia dân chủ giúp đỡ những cộng đồng trên toàn thế giới”.
Nhưng lời kêu gọi của ông Biden có thể là sai lầm, vì BRI của Bắc Kinh không chỉ đơn giản là một kế hoạch cơ sở hạ tầng quốc tế.
“Họ muốn thiết lập một hệ thống khác để chống lại trật tự thế giới hiện có do Hoa Kỳ cùng các đồng minh thiết lập sau Thế chiến II”, nhà bình luận trên Đài phát thanh Hy vọng và Focus Talk, Trác Hoành nói với The Western Journal.
“Đây là cách để… xuất khẩu cuộc cách mạng. Nhưng họ không gọi nó là cuộc cách mạng nữa. Họ gọi nó là mô hình Trung Quốc”, ông Trác nói thêm.
Sáng kiến “Vành đai và con đường” lan rộng khắp các châu lục
Kế hoạch ban đầu của BRI được ông Tập tuyên bố năm 2014 trước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á;l Bắc Kinh nió rằng dự án này là để thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia ở Đông và Nam Á; như một phương tiện để “kéo các dân tộc của chúng ta lại gần nhau hơn”.
BRI của Trung Quốc đã phát triển về cả phạm vi và quy mô, dự kiến chi tới 8 nghìn tỷ USD. Chúng sử dụng các khoản vay lãi suất thấp từ Ngân hàng Cơ sở hạ tầng Châu Á có trụ sở tại Trung Quốc.
Các quốc gia ở châu Âu, châu Phi, Nam và Mỹ Latinh và vùng Caribe đang tham gia BRI với một mạng lưới rộng lớn các dự án cơ sở hạ tầng; gồm đường sắt, đập, nhà máy điện hạt nhân, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, cảng và đường cao tốc. Điều đó giúp Bắc Kinh thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị.
Ảnh hưởng của BRI hiện lan rộng khắp các châu lục và bao gồm các quốc gia chiếm hơn 2/3 dân số thế giới.
Theo Đại học Tài chính và Kinh tế Trung ương ở Bắc Kinh, tính đến tháng 1/2021 có đến 140 quốc gia đã tham gia BRI. Đặc biệt BRI đã thu hút được 34 quốc gia ở Châu Âu và Trung Á. Trong đó có 18 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.
Bắc Kinh đã sử dụng sáng kiến này để xây dựng các kết nối lẫn nhau với các quốc gia nằm trên các đường đứt gãy địa chính trị quan trọng; bao gồm Nga, Myanmar và Pakistan.
Trung Quốc sử dụng BRI như một công cụ “ngoại giao bẫy nợ” nhằm uốn nắn lại trật tự thế giới
Một số chính phủ phương Tây lo ngại BRI là một con ngựa thành Troy. Trung Quốc sử dụng BRI nư một công cụ để thu hút các quốc gia trong “ngoại giao bẫy nợ”. Bắc Kinh sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế của mình.
Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Brahma Chellaney cho biết, đầu tư của BRI “vốn dĩ không tệ” đối với các nước thu nhập thấp. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó “khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc”.
Hầu hết các dự án do Trung Quốc đầu tư, tài trợ thường đi kèm với các điều kiện; yêu cầu phải sử dụng vật liệu xây dựng của Trung Quốc hoặc hợp tác với các công ty Trung Quốc.
Theo Bộ Ngoại giao thời cựu Tổng thống Trump, một số quốc gia ở châu Phi, Latinh và Nam Mỹ và Nam Á thậm chí đã vỡ nợ đối với các khoản phải trả liên quan đến dự án. Điều đó tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng và nền kinh tế nội bộ của họ.
Tại Sri Lanka, chính phủ đã mất quyền kiểm soát cảng Hambantot trong 99 năm do không trả được khoản vay của Trung Quốc.
“Ngoại giao bẫy nợ” cho phép Bắc Kinh tận dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của mình; uốn nắn trật tự quốc tế tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngoải ra, nó còn thách thức vai trò của phương Tây trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế.
Washington vẫn coi Bắc Kinh là mối đe dọa địa chính trị
“Ngày nay ĐCSTQ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để hợp tác và ép buộc các nước trên thế giới; làm cho xã hội và chính trị của các quốc gia nước ngoài thích nghi hơn với ĐCSTQ; và định hình lại các tổ chức quốc tế phù hợp với thương hiệu chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc”, theo báo cáo thời cựu Tổng thống Trump.
Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm địa chính trị từ Trung Đông sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đỉnh điểm là kế hoạch rút quân mang tính biểu tượng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ khỏi Afghanistan sau hai thập niên chiến tranh.
Washington đã tăng cường quyết tâm bảo vệ cạnh tranh quốc tế và hòa bình thông qua các phương thức truyền thống mà các nước đã theo đuổi trong lịch sử. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục coi chính quyền Trung Quốc là một mối đe dọa địa chính trị.