Trung Quốc đem quân xâm lược Tây Tạng vào năm 1959 và gọi đây là “cuộc giải phóng hòa bình Tây Tạng”. Bắc Kinh ép người Tây Tạng phải ký “Thỏa thuận 17 điều” và sáp nhập quốc gia này dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Người dân Tây Tạng đã bị tước mất quyền tự do ngôn luận, dân chủ, cuộc sống an toàn và đất đai tổ tiên. Điều này khiến người dân Tây Tạng đang đứng lên và phản đối hành động cướp đất của ĐCSTQ. Con đường hướng tới tự do của người Tây Tạng có thể đang mở ra trước mắt.
Đụng độ giữa dân làng Tây Tạng và quan chức Trung Quốc
Đài Á châu tự do (RFA) ngày 16/11 đưa tin, chính quyền không trả tiền đền bù đất cho dự án xây dựng, nên dân làng Tây Tạng và một số quan chức Trung Quốc đã xô xát. Tại một công trường, ít nhất một vụ ẩu đả đã nổ ra. Trước đó, vào ngày 10/11, một cuộc đụng độ đã nổ ra tại làng Domda, khu tự trị Tây Tạng, tỉnh Thanh Hải.
Báo cáo trích dẫn ý kiến của Zamlha Tenpa Gyaltsen, một nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ, cho biết Trung Quốc đã làm việc trong nhiều năm để di chuyển một số lượng lớn những người chăn nuôi du mục và những người Tây Tạng khác rời khỏi vùng đất tổ tiên của họ mà không có sự đồng ý của họ.
“Chính phủ Trung Quốc cố gắng biện minh cho những chính sách này là những nỗ lực nhằm nâng cao nhanh chóng mức sống của người dân vùng nông thôn Tây Tạng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những chính sách này đã làm dấy lên rất nhiều nghi ngờ”, Gyaltsen nói.
Làng Domda, một khu vực nổi tiếng với cảnh đẹp và nguồn cung cấp nước và điện tốt. Kể từ khi công việc phá bỏ nhà ở của người du mục bắt đầu cách đây 4 năm và thay thế bằng nhà ở được xây dựng cho người di cư và khách du lịch Trung Quốc, thì căng thẳng ở Làng Domda ngày càng leo thang. Đầu năm nay, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã lấy được một mảnh đất lớn khác từ cư dân của Làng Domda và hứa sẽ bồi thường kinh tế cho tất cả những người Tây Tạng bị tịch thu đất. Tuy nhiên, dự án đã được khởi công nhưng vẫn chưa thấy chính quyền đền bù đất.
Nguồn tin cho biết thêm: “Tuần trước, một số người Tây Tạng trong làng đã đến công trường và yêu cầu ngừng thi công cho đến khi nhận được tiền bồi thường.” Nhưng khi dân làng đưa ra yêu cầu, họ đã bị các quan chức Trung Quốc hăm dọa.
Người Tây Tạng từ chối gia nhập quân đội Trung Quốc
Theo báo cáo của “TFI“, mặc dù Trung Quốc đã dốc toàn lực để tuyển mộ người Tây Tạng gia nhập lực lượng quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc và lực lượng bán quân sự, nhưng phản ứng của người Tây Tạng vẫn lạnh lùng.
Tờ Times of India (TOI) đưa tin, các quan chức cơ quan an ninh Ấn Độ hôm thứ Tư (17/11) cho biết các báo cáo tình báo mới nhất cho thấy Trung Quốc thậm chí đã đưa ra quy định “bắt buộc” mỗi gia đình Tây Tạng phải cử ít nhất một thành viên nam trẻ tuổi tham gia PLA ở một số khu vực như tỉnh Ngari thuộc Khu tự trị Tây Tạng (TAR).
China’s coercing of Tibetan families to let the PLA induct at least one of their sons in its new military units against India is an admission that Han Chinese soldiers need to be better trained for high-altitude warfare, as the border clashes have shown. https://t.co/6tSPNkNP8o
— Brahma Chellaney (@Chellaney) July 22, 2021
Theo báo cáo của Times of India (TOI), tại khu vực cực tây của Tây Tạng giáp với Ladakh, chính quyền đã ra lệnh mỗi hộ gia đình phải có một thanh niên là quân nhân và cung cấp các khoản trợ cấp hậu hĩnh. Mặc dù nhà cầm quyền Bắc Kinh buộc các nhà sư phải cầu nguyện cho các tân binh, nhưng cho đến nay, chỉ có 63 người gia nhập quân đội. Người Tây Tạng thể hiện thái độ thờ ơ với lời kêu gọi gia nhập quân đội Trung Quốc.
Tây Tạng sẽ sớm trở thành một quốc gia độc lập?
Trung Quốc đã bắt đầu buộc những người dân Tây Tạng bị khuất phục và bị áp bức phải gia nhập quân đội Trung Quốc.
Nhưng các chiến thuật mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ phản tác dụng. Người dân Tây Tạng không coi mình là một bộ phận của Trung Quốc. Đất nước tự do của họ đã bị Trung Quốc xâm lược bất hợp pháp, và hệ tư tưởng độc hại đã được thực thi trên quê hương của họ.
Trong nhiều thập niên, người Tây Tạng đã bị áp bức bởi Trung Quốc, và bây giờ, họ đang bị ép buộc để chiến đấu cho Trung Quốc một cách cưỡng bức. Những gì quân đội Trung Quốc muốn là lấp đầy hàng ngũ của họ bằng những người Tây Tạng, những người không coi Trung Quốc là quê hương của họ. Đây có thể chỉ là một bước đệm để phong trào đòi tự do của người Tây Tạng có thêm động lực.
Năm ngoái, TFI cũng đã báo cáo việc Trung Quốc đã làm quá đà để lôi kéo người Tây Tạng vào quân đội. Tuy nhiên, với việc giới thiệu binh lính Tây Tạng vào PLA, Trung Quốc về cơ bản đang “đặt vòng hoa lên mộ của chính mình”, theo TFI.
“Và khi binh lính Tây Tạng có được một chỗ đứng đáng kể trong quan đội, Trung Quốc sẽ bị đuổi khỏi Tây Tạng một cách đơn giản. Mặc dù người Tây Tạng gia nhập quân đội Trung Quốc với số lượng lớn là điều gần như không thể xảy ra, nhưng những người Tây Tạng có thể giả vờ tham gia vào một lực lượng vũ trang sẽ là hồi chuông báo tử cho việc Trung Quốc chiếm đóng lãnh thổ của họ.”
Quân đội Trung Quốc luôn phô trương sức mạnh quân sự của mình. Tuy nhiên, theo phân tích của TFI thì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện đang đối mặt với một thách thức khủng khiếp khác. Đó là thiếu nhân lực. Thanh niên Trung Quốc đơn giản là không còn bị mê hoặc bởi nghĩa vụ quân sự nữa và bắt đầu tìm kiếm những con đường khác với thu nhập cao hơn khi tham gia vào quân đội.
Quân đội Trung Quốc là một đội quân gồm những “vị hoàng đế nhỏ bé” không có kiến thức hoặc kỹ năng chiến đấu thực sự. Gần 70% lực lượng quân đội Trung Quốc bao gồm con một, không có anh chị em. Vì vậy, họ đã được cha mẹ và ông bà nuôi dưỡng như những “hoàng đế nhỏ”.