Có nhận định cho rằng, chuyến đi tới Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi là một “màn kịch” để che giấu nội tình thê thảm của nước Mỹ, để người dân Mỹ quên đi những khó khăn kinh tế khi mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ đang cận kề. Trong khi ấy, các số liệu thăm dò cho thấy, chính quyền Joe Biden có tỷ lệ tín nhiệm thấp nhất trong lịch sử Mỹ.
Màn đối chất gay cấn
Nhiều nguồn tin cho rằng, bà Nancy Pelosi dự kiến vẫn sẽ đến Đài Loan vào tối 2/8, trên một chiếc máy bay quân sự bất chấp những lời đe dọa của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 1/8, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby đã phủ nhận rằng, không có bất kỳ “màn kịch” nào xung quanh chuyến thăm dự kiến của bà Nancy Pelosi tới Đài Loan.
Câu trả lời này được đưa ra sau khi phóng viên Philip Wegmann của tờ RealClearPolitics đã hỏi rằng, tại sao Tổng thống Biden lại “bận tâm đến màn kịch này”, khi ông từng nói rằng bà Pelosi không nên đến Đài Loan dựa trên đánh giá của quân đội.
Kênh Foxnews đã tường thuật màn đối chất như sau:
Phóng viên Philip Wegmann: “Tại sao Tổng thống lại bận tâm đến bộ phim này ngay từ đầu?”, “Ý tôi là, tại sao thay vì nói rằng quân đội nghĩ đó không phải là một ý tưởng hay ho, thì tại sao lại yêu cầu người Trung Quốc không làm điều đó, hoặc cho rằng họ đang làm điều vô lý khi họ bắt đầu phản ứng về khả năng của chuyến đi.
Như ông đã chỉ ra, không có thay đổi về chính sách (đối với Đài Loan) và đã có tiền lệ cho việc Pelosi đến thăm Đài Loan?”.
John Kirby: “Vậy bộ phim là gì?”
Philip Wegmann: “Ông đã xem các cuộc họp giao ban vài tuần trước chưa?”. “Đã có câu hỏi về việc liệu [Pelosi có nên đến Đài Loan] hay không?”.
John Kirby: “Vâng, tôi đã ở đây vài tuần trước”, “Tôi chưa xem bất kỳ bộ phim truyền hình nào. Tôi nghĩ rằng bạn đang tạo ra nó cho câu hỏi của bạn”.
Trong màn Hỏi-Đáp này, ông Kirby khẳng định lập trường của chính quyền Biden về Trung Quốc là “rõ ràng” và “không thay đổi”. Đồng thời ông cũng nói với phóng viên Wegmann rằng “Không có màn kịch nào để nói chuyện ở đây”.
“Việc các thành viên Quốc hội tới Đài Loan chắc chắn không phải là không có tiền lệ, nó đã được thực hiện trong năm nay và tôi chắc chắn nó sẽ được thực hiện trong tương lai,” Kirby nói. “Chúng tôi không có lợi ích, như tôi đã nói trong tuyên bố mở đầu của mình, trong việc gia tăng căng thẳng ở đây.”
“Chúng tôi đã nói rằng chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập, và chúng tôi đã nói rằng chúng tôi mong đợi những khác biệt xuyên eo biển sẽ được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình”.
Pelosi đang ‘diễn kịch’?
Câu hỏi đặt ra là: Liệu chuyến đi của bà Pelosi có phải là “màn kịch” của Đảng Dân chủ hay không, khi chuyến đi được các kênh truyền thông dòng chính loan báo rộng rãi và trở thành một chủ đề hot lấn át cả chiến sự Ukraine trong những ngày qua?
Điều đáng chú ý là khác với chính quyền Trump, chính quyền Biden thường giữ kín lịch trình các chuyến đi, và chỉ công bố sau khi quan chức Mỹ đã tới Đài Loan để ngăn chặn tin tức lọt ra ngoài, tạo cơ hội cho Trung Quốc phản ứng…
Nhưng trường hợp của bà Pelosi thì ngược lại. Ngày 18/7, tờ Financial Times đã loan tin quan chức cấp cao này sẽ tới thăm Đài Loan vào đầu tháng 8.
Thậm chí phóng viên Philip Wegmann đã chỉ ra rằng vào ngày 20/7, Tổng thống Biden đã công khai nói rằng Lầu Năm Góc muốn bà Pelosi hủy chuyến đi.
Tuy nhiên, các thành viên của Quốc hội đã hưởng ứng chuyến đi của bà Pelosi, bao gồm cả Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell, người nói rằng Pelosi sẽ trao cho Trung Quốc “một phần thắng lợi” nếu bà ấy lùi bước.
Tuy nhiên trong buổi họp báo hôm 1/8, chính ông Kirby nhiều lần nhấn mạnh rằng chính quyền Joe Biden không có quyền kiểm soát chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, vì Quốc hội là một nhánh độc lập của chính phủ và chuyến đi của bà ấy sẽ không phản ánh bất kỳ thay đổi nào trong chính sách của Hoa Kỳ.
Rõ ràng hơn, trong cuộc hội đàm kéo dài 2 giờ 20 phút giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Biden diễn ra hôm 27/7, cả hai đã thảo luận về nhiều vấn đề.
Tuy nhiên, bất chấp những căng thẳng đang tăng lên đến đỉnh điểm xoay quanh vấn đề Đài Loan, trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy, nước này thể hiện mức độ khá hài lòng sau cuộc điện đàm giữa 2 nguyên thủ: “Ông (Tổng thống Joe Biden) nhắc lại rằng chính sách Một Trung Quốc của Hoa Kỳ không thay đổi và sẽ không thay đổi, và Hoa Kỳ không ủng hộ “Đài Loan độc lập”.
Như vậy có thể thấy, chính quyền Joe Biden hoàn toàn nhất quán với chính sách Một Trung Quốc theo quan điểm của Bắc Kinh.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi lại chọn thời điểm này tới thăm Đài Loan mà không phải ai khác? Trong khi Bắc Kinh đã nói rõ ràng chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi sẽ được coi là sự chứng thực cho nền độc lập của hòn đảo.
Bà Pelosi được cho là quan chức dân cử cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich tới đây vào năm 1997.
Có khá nhiều lý giải xoay quanh chuyến đi ồn ào này của bà Pelosi, nhiều trong số lý do đã được Brian Hioe, một nhà báo người Mỹ gốc Đài Loan, biên tập viên sáng lập của tạp chí New Bloom nhận định trên Democracynow như sau:
Vì sao Đài Loan giữ im lặng?
Chính quyền Tổng thống Thái Anh Văn đã không đưa ra một tuyên bố chính trị mạnh mẽ nào về khả năng chuyến thăm của bà Pelosi. Tất nhiên Đài Loan có mối lo ngại riêng, bởi bất cứ khi nào có cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, hòn đảo này sẽ được sử dụng như một con bài để mặc cả.
Theo một nghĩa nào đó, Đài Loan chỉ là một quân cờ và Mỹ sẽ sẵn sàng đàm phán về Đài Loan với Trung Quốc để có lợi cho mình.
Chính quyền Biden gần đây thường đưa ra những tuyên bố có vẻ ủng hộ Đài Loan, chẳng hạn bày tỏ cam kết bảo vệ Đài Loan, nhưng thực tế không có thỏa thuận như vậy.
Thêm nữa, Hoa Kỳ và Trung Quốc thường rơi vào một các cuộc đấu khẩu ăn miếng trả miếng. Bất cứ khi nào một bên thực hiện một động thái, thì bên kia cảm thấy cần thiết phải đáp lại bằng một động thái có mức độ tương đương như một sự thể hiện sức mạnh.
Đài Loan khi đó bị kẹt ở giữa, đối mặt với rủi ro ở cả hai bên Mỹ và Trung Quốc.
Rõ ràng nếu có các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc nhắm vào Đài Loan, hòn đảo này sẽ bị vướng vào cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách mơ hồ của Mỹ đã không thảo luận về mối đe dọa mà Đài Loan phải đối mặt, hay thiệt hại về nhân mạng của người Đài Loan.
Mỹ hiện vẫn áp dụng cái gọi là đường lối ngoại giao “mơ hồ chiến lược” về Đài Loan, công nhận chính sách Một Trung Quốc, đồng thời tiếp tục hỗ trợ Đài Bắc về quân sự, nhưng lại không cho biết liệu Mỹ có bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự hay không, trong trường hợp hòn đảo bị Trung Quốc xâm lược.
Các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc hiện diễn ra với tần suất gần như hàng ngày xung quanh eo biển Đài Loan, và người Đài Loan hiện coi có như “cơm bữa’. Vì vậy, chuyến thăm của bà Pelosi cũng không khác nhiều so với các chuyến thăm ngoại giao của các quan chức Mỹ.
Đài Bắc có lẽ đã đoán trước rằng, chuyến thăm của bà Pelosi có thể là để ‘đánh bóng” và có thể trở thành một sự kiện phi sự kiện.
Nancy Pelosi lấy lòng cử tri Mỹ?
Từ lâu, Đài Loan thường xuyên có xu hướng ủng hộ Đảng Cộng hòa, vốn được cho là có quan điểm mạnh mẽ và cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, sẵn sàng hỗ trợ Đài Loan. Trong khi Đảng Dân chủ thường có quan điểm mềm mỏng và sẵn sàng thích ứng với Trung Quốc.
Đảng Cộng hòa đã gửi tín hiệu đến các cử tri của mình với sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Đài Loan. Gần đây, cựu ngoại trưởng Mike Pompeo đã đến thăm Đài Loan như một phần của quá trình chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống.
Trong khi đó, Nancy Pelosi là dân biểu Đảng Dân chủ đại diện cho California – một bang có đông người Mỹ gốc Hoa. Do đó, bà Pelosi có thể đang tìm cách đáp ứng quan điểm cho một nhóm cử tri cho rằng, đảng Dân chủ yếu thế trước Trung Quốc.
Vì vậy chuyến đi “ồn ào” của bà được cho là biểu thị sự tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, khi Đảng Dân chủ đang bị sụt giảm uy tín nghiêm trọng
Nước Mỹ thê thảm
Sau gần 20 tháng điều hành đất nước, chính quyền Joe Biden đang phải đối mặt với kỷ lục tồi tệ.
Chính quyền Joe Biden đã rút quân ồ ạt ở Afghanistan; điều hành nền kinh tế sai lầm, đẩy lạm phát lên mức cao kỷ lục, phá hủy nền công nghiệp năng lượng, thúc đẩy các Chính sách Xanh vô nghĩa, đã đẩy giá khí đốt lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.
Chính quyền Biden đã yêu cầu Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát thông qua các dự luật chi tiêu lớn, quá mức vào thời điểm đại dịch, đặc biệt là sự ủng hộ quá mức đối với cuộc chiến tại Ukraine, đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cho nước Mỹ.
Lạm phát tại Mỹ đã trở nên tồi tệ đến mức Thượng nghị sĩ Đảng dân chủ Joe Manchin phải kêu gọi Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi như sau:
“Bất kể một số người trong Quốc hội có nguyện vọng chi tiêu gì đi chăng nữa, đối với bất kỳ ai ghé qua cửa hàng tạp hóa hoặc trạm xăng đều hiểu rằng chúng ta không thể đổ thêm dầu vào lửa lạm phát này,”
“Dữ liệu lạm phát ngày nay cho thấy nỗi đau mà các gia đình trên toàn quốc đang phải trải qua khi chi phí tiếp tục tăng với tốc độ lịch sử,”
“9,1% là nguyên nhân cho mối quan tâm nghiêm trọng. Các mặt hàng như thịt gà, trứng và bữa ăn trưa đã tăng lên mức cao mới, trong khi chi phí năng lượng tăng hơn 40% trong tháng 6 với những người ít có khả năng chi trả nhất.
‘Đã qua thời gian chúng ta đặt đất nước mình lên hàng đầu và chấm dứt cuộc khủng hoảng lạm phát này.”
Tổng thống Joe Biden cũng từ chối thực thi luật nhập cư, dẫn đến sự hỗn loạn chưa từng có ở biên giới phía nam, với đầy rẫy tội phạm ma túy tràn vào nước Mỹ.
Chính quyền Joe Biden trong khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu khí giá rẻ của Nga, lại mở kho dự trữ chiến lược Quốc gia để bán xăng dầu dự trữ của Mỹ cho Trung Quốc.
Chính quyền Biden cũng cổ vũ cho việc phá thai hệt như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên; ủng hộ chuyển giới…, tất cả các chính sách này đã khiến thành tích chấp thuận của ông trong dân chúng Mỹ xuống mức thấp nhất trong lịch sử: 29% theo Breitbart.
Chính quyền Joe Biden “chuyển lửa” ra ngoài nước Mỹ?
Thêm nữa, chính quyền Joe Biden đang thua trong cuộc chiến ủy nhiệm với Nga ở Ukraine, kéo theo một loạt nền kinh tế các quốc gia đồng minh vào tình trạng nguy hiểm do các lệnh trừng phạt chống Nga.
Khi cổ phiếu châu Âu giảm và đồng euro đã giảm xuống dưới mức đồng đô la, đó là một tin xấu. Nhưng khi Đức, Pháp và một số quốc gia châu Âu phải tắt đèn đường, hạn chế dùng máy điều hòa, tắm giặt ít hơn…để tiết kiệm năng lượng, đó là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang trở nên thật tồi tệ.
Các thành viên NATO đều hiểu rằng, xung đột Ukraine càng kéo dài thì khả năng thù địch sẽ lan sang các nước Đông Âu của liên minh càng cao bấy nhiêu, và Kosovo là một ví dụ. Người châu Âu luôn lo lắng về các lệnh trừng phạt mà chính quyền Biden đang đối đầu với Nga ở Ukraine, lại gây tổn thương nặng nề cho họ hơn là Mỹ.
Hẳn nhiên ngay cả khi châu Âu thấm đòn, thì họ cũng không cản được cỗ máy quân sự của Nga tại Ukraine.
Người dân Mỹ và châu Âu đã bắt đầu thể hiện thái độ của họ đối với các nhà lãnh đạo chỉ phục vụ cho lợi ích chính trị mà không giúp ích cho dân chúng. 4 thủ tướng châu Âu đã phải ra đi, và Tổng thống Joe Biden đang phải đối mặt với cuộc bầu cử giữa kỳ nhuốm màu u ám với Đảng Dân chủ.
Liệu việc kích động Trung Quốc “nổi đóa” xoay quanh chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi – chỉ cách cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ khoảng 3 tháng – sẽ giúp chính quyền Joe Biden ghi điểm trước công chúng Mỹ vốn không ưa ĐCSTQ, và cũng để họ quên đi nỗi thống khổ khi giá năng lượng và sinh hoạt tăng cao?
Có thể bạn quan tâm: