Site icon MUC News

Pháp Luân Công thờ ai? Có phải tập rồi là không được thờ cúng tổ tiên?

Có những thông tin cho rằng, những người đã theo tập Pháp Luân Công thì sau đó không còn thờ cúng tổ tiên. Vậy Pháp Luân Công thờ ai? Cùng MUCNEWS tìm hiểu những vấn đề này!

“Ôi, chị trả lời câu hỏi tương tự như của em cho bao nhiêu người rồi. Không phải tập Pháp Luân Công là không được thờ cúng tổ tiên nữa đâu. Nhiều người nghe nói Pháp Luân Công tốt lắm; tự lên mạng tìm hiểu, đọc được thông tin tập Pháp Luân Công không được thờ cúng nữa. Nghi ngại nên lại thôi không dám tập.”

Câu trả lời của chị Bảo Trân khi được hỏi về việc người tập Pháp Luân Công có được thờ cúng không cho thấy phần nào những thông tin trái chiều trên mạng Internet về bộ môn này.

Có phải tập Pháp Luân Công không được thờ cúng?

Bác Vy Thị Thanh (Phú Thọ)

Trang Nguyện Ước đăng tải, bác Vy Thị Thanh ở Phú Thọ là một học viên Pháp Luân Công. Trả lời câu hỏi từ ngày tập có bỏ thờ cúng không?, bác Thanh nói: “Bỏ sao được con, cô vẫn thờ cúng bình thường mà. Sư Phụ dạy phải trở thành người tốt, có hiếu ông bà cha mẹ, cớ gì mình bỏ thờ cúng được. Pháp môn có yêu cầu bỏ cúng, bỏ đi chùa đâu, vẫn phù hợp với cuộc sống người thường thôi. Điều bỏ đi là điều xấu, tâm xấu, thói quen xấu. Ví dụ: tức con tức cháu, ganh ghét người khác, nóng giận, ích kỷ, tật đố,… Ngoài bỏ thứ xấu đi thì chỉ học, chỉ tu thành người tốt, tốt hơn nữa con ạ.”

Cô Thanh – một học viên Pháp Luân Công thắp hương bên bàn thờ gia tiên nhà mình (nguồn: Nguyenuoc).

Chị Lan Anh (Hải Phòng)

Trang DKN đăng tải trường hợp của chị Lan Anh (ở Hải Phòng). Chị mắc nhiều căn bệnh, đi chữa nhiều bệnh viện không khỏi. Điều khiến chị khổ tâm nhất là mỗi lúc bồn chồn, khó chịu chị lại đánh con. Đứa bé lúc đó mới hơn 1 tuổi. Mỗi lần đánh xong rồi mới thấy hối hân. Thậm chí chị từng nghĩ bỏ lên rừng ở một mình. Có bệnh thì vái tứ phương. Chị Lan Anh đi chữa bệnh tâm linh bằng việc thờ cúng.

Đạo đó bảo tôi là về phải thờ câu đối của họ; ảnh của họ và bát hương của họ; thờ theo lối thờ của họ. Tôi về tôi cũng làm theo như thế; và hàng ngày phải lên hương để tụng kinh, ngày nào tôi cũng tụng kinh. Tôi tụng kinh đều như vắt chanh như thế trong vòng 4 năm ròng; nhưng mà trong 4 năm đó tôi không những không cải thiện về sức khoẻ, về tính cách; mà nó còn nặng nề hơn, kiệt quệ hơn”. – chị Lan Anh chia sẻ.

Chị Lan Anh không nén nổi xúc động khi nhớ lại quãng ngày đau khổ khi xưa (nguồn: DKN).

Nhờ tập Pháp Luân Công, bệnh tình của chị thuyên giảm dần, cuối cùng khỏi hẳn. Trải qua nhiều con đường chữa bệnh, chị Lan Anh thấy rằng; những gì mà bảo người ta thờ cúng liên miên, quyên góp tiền lễ cúng thì đều là tà.

Chị Lan Anh cũng nói thêm: “Pháp Luân Công chỉ tu tâm tính không cần nghi lễ gì, cũng không yêu cầu người học quyên góp tiền. Theo chị, thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống của người dân Việt, cái đó nên lưu giữ. Nó thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn”.

Tập Pháp Luân Công thờ ai?

Chị Lưu Hạnh (Cầu Diễn, Hà Nội) chia sẻ: “Pháp Luân Công không phải tôn giáo nên học môn này không yêu cầu thờ cúng bất kỳ ai. Pháp Luân Công không cấm, không phản đối người học thờ cúng Thần, Phật theo tôn giáo của mỗi người hay tổ tiên theo phong tục truyền thống của mỗi địa phương.

Cùng quan điểm với chị Lan Anh (Hải Phòng), chị Hạnh cho biết thêm: “Hiện nay một số người lạm dụng việc thờ cúng để cầu mong lợi ích, phát tài và danh vọng…mà không thực sự xuất phát từ tấm lòng kính ngưỡng và tin tưởng có Thần Phật. Điều đó vô hình chung khiến việc thờ cúng bị biến tướng và mất đi nhiều ý nghĩa.

Do vậy, mỗi chúng ta cần tỉnh táo để không bị cuốn theo dòng và vần nhận thức, phân biệt được cái gì là tốt và xấu.

Các bạn quan tâm đến học Pháp Luân Công đều có thể vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn cụ thể về môn học này.