Site icon MUC News

Phương Tây tiến thoái lưỡng nan khi tăng cường trừng phạt Nga

Phương Tây tiến thoái lưỡng nan trong việc trừng phạt Nga vì xâm lược Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö in Helsinki ngày 21/8/2019 (ảnh: Điện Kremlin).

Phương Tây tiến thoái lưỡng nan trong việc trừng phạt Nga vì xâm lược Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö in Helsinki ngày 21/8/2019 (ảnh: Điện Kremlin).

Mỹ và các nước phương Tây đang xem xét việc cấm các sản phẩm năng lượng của Nga, các lệnh trừng phạt đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, tác động ngược của nó lớn hơn là tác động lên Nga.

Để buộc Nga phải thay đổi hướng đi của mình, EU đã đề xuất bước đầu tiên để cấm các sản phẩm năng lượng của Nga: Đó là cấm nhập khẩu than của Nga. Còn Hoa Kỳ và các đồng minh G7 thông báo rằng họ sẽ trừng phạt Sberbank, một ngân hàng lớn nhất của Nga, cùng các công ty thuộc sở hữu nhà nước, nhiều quan chức chính phủ Nga và thành viên gia đình của họ cũng rơi vào tầm ngắm, bao gồm cả con cái của Putin. Mỹ cũng đã cấm người Mỹ đầu tư mới vào Nga và cấm Moscow thanh toán các khoản nợ của mình bằng đô la Mỹ.

Các quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết các lệnh trừng phạt sẽ buộc Nga quay trở lại mức sống kiểu Liên Xô của những năm 1980, biến nước này trở lại một nền kinh tế bị cô lập và khép kín.

Sberbank và Alpha Bank tuyên bố lệnh trừng phạt không ảnh hưởng gì tới họ

Reuters ngày 6/4 đưa tin, Sberbank và Alfa Bank đã trả lời rằng các lệnh trừng phạt mới mà Hoa Kỳ áp đặt sẽ không có tác động đáng kể đến hoạt động của các ngân hàng.

Sberbank tuyên bố: “Các lệnh trừng phạt sẽ không có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như không ảnh hưởng đến các dịch vụ cho người Nga, vì hệ thống đã được điều chỉnh để phù hợp với các hạn chế trước đây”.

Ngân hàng Alfa cho biết họ sẽ tạm thời đình chỉ các giao dịch bằng đô la Mỹ với các đồng nghiệp của mình, nhưng sẽ tiếp tục giao dịch bằng đồng rúp, euro và các loại tiền tệ khác.

Một đại diện của Ngân hàng Alfa nói với Reuters rằng không có điều gì sẽ xảy ra với tài khoản đô la Mỹ của khách hàng ở ngân hàng.

“8.257 lệnh trừng phạt đã được áp dụng đối với Nga. Trước đây chúng tôi đã lo lắng, nhưng bây giờ – hoạt động kinh doanh như bình thường”, Bank Alpha cho biết.  

Như vậy một lần nữa, các lệnh trừng phạt gần như chỉ mang tính danh nghĩa. Vậy nó sẽ có tác động tiêu cực trở lại gì với Mỹ và đồng minh?

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Cấm xuất khẩu dầu của Nga sẽ khiến giá dầu tăng vọt

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của EU, tương đương hơn 400 triệu USD mỗi ngày. Một phần ba lượng dầu của EU đến từ Nga, tương đương khoảng 700 triệu USD mỗi ngày. 

Hội nghị thượng đỉnh EU – Nga ngày 4/6/2013 (ảnh: Điện Kremlin).

Như vậy, việc ra lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu của Nga trước tiên sẽ khiến cho giá dầu thế giới tăng mạnh vì thiếu dầu, đồng thời khiến các nước EU vốn là đồng minh của Hoa Kỳ sẽ chịu sẽ phải chịu một nỗi đau vô cùng lớn. Một mùa đông giá lạnh và nền kinh tế kiệt quệ vì thiếu khí đốt từ Nga. Từ đó EU sẽ suy yếu, mà EU suy yếu thì không thể giúp đỡ được Ukraine. 

Chưa kể đến việc EU dần bị chia rẽ sâu sắc. Sự chia rẽ ở châu Âu trở nên rõ rệt hơn trong tuần này. Sau khi Lithuania (Litva) tuyên bố ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga. Nhưng dường như Litva đã sớm ân hận với quyết định vội vàng của mình! Bởi vì Litva chỉ có thể duy trì lệnh cấm này trong một ngày. Ngành công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Latvia đã công bố một hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp khí đốt Nga Gazprom để nhập khẩu khí đốt của Nga trong 30 năm tới.

Bộ trưởng Tài chính Áo Magnus Brunner cho biết ông phản đối các biện pháp trừng phạt đối với dầu khí của Nga, theo ông sẽ gây tổn hại cho Áo nhiều hơn Nga.

Còn đối với một quốc gia như Đức với 40% nguồn cung cấp năng lượng từ Nga giờ mà cắt bỏ 1 phần hay ⅔ đã đủ điêu đứng huống chi là cắt hoàn toàn. Lạm phát ở Đức đã đạt mức cao nhất trong 40 năm . 

Theo cơ quan thống kê liên bang của Đức, giá tiêu dùng đã tăng tới 7,3% so với một năm trước đó vào tháng Ba. Cuộc chiến này đang khiến nền kinh tế Đức lao dốc. Các con số này có thể sẽ tạo thêm  áp lực buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu phải tăng lãi suất để chống lại việc giá cả tăng cao.

Quốc hội châu Âu bật đèn xanh cho thỏa thuận EU-Ukraine ngày 16/9/2014 (ảnh: European Union 2014 – European Parliament).

Do lạm phát tăng vọt và tình trạng mất an ninh năng lượng ở quy mô lớn, Đức đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 xuống chỉ còn 1,8%. Trước đó vào tháng 11 năm ngoái, chính phủ Đức đã dự đoán mức tăng 4,6% cho năm 2022. Về cơ bản, Đức hiện đang ở đỉnh cao của sự suy thoái kinh tế.

Khi các nước phương Tây kêu gọi trừng phạt cấm Nga xuất khẩu khí đốt, thì đây là cú đòn đòn chí mạng nhắm vào những nước phụ thuộc khí đốt nhiều như Đức.

Đây là nước cờ khó khăn đối với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ cần phải đảm bảo cưu mang và bao bọc được EU hoàn toàn, tức là, thay thế hoàn toàn hơn 40% lượng khí đốt từ Nga cấp cho EU, khi đó mới nói đến trừng phạt được. 

Nhưng Hoa Kỳ thì lại không thể phủ lấp khoảng trống này được. Do vậy phương Tây đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Trừng phạt thì cũng dở mà không trừng phạt thì cũng không xong. 

Một điểm đáng chú ý là, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen hôm 6/4 đã cảnh báo các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu của Nga sẽ gây ra nỗi đau lớn cho tất cả người tiêu dùng trên thế giới.

Giá dầu tăng ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào?

Chúng ta biết rằng, dầu mỏ chiếm gần 3% GDP toàn cầu. Vì vậy, nếu 3% GDP toàn cầu đắt gấp đôi vào ngày mai, rõ ràng, điều này sẽ có một số tác động đến lạm phát. Giá dầu cao cũng làm tăng chi phí hàng hoá, chi phí sinh hoạt. Điều này cũng thúc đẩy lạm phát tăng vọt. Mặc dù nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát là bởi việc nới lỏng chính sách tiền tệ, cụ thể là in tiền nhiều hơn nhu cầu cần thiết. 

Giá dầu sẽ không phải là yếu tố lớn nhất gây ra lạm phát nhưng nó vẫn là yếu tố quan trọng. Tại sao? Bởi vì dầu về cơ bản đóng góp vào cấu thành giá trong mọi thứ sản phẩm, vì vậy nó không phải là kiểu tác động trực tiếp, nhưng nó tác động đến giá của hầu hết mọi thứ. Giá dầu tăng sẽ không chỉ được nhìn thấy ở trạm xăng, mà nó sẽ được cảm nhận ở hầu như tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta sử dụng. Bởi vì dầu mỏ là nguyên liệu, nguồn năng lượng và được sử dụng trong việc vận chuyển nhiều thứ.

Người dân xếp hàng mua xăng trước giờ tăng giá (ảnh chụp màn hình trên báo VietNamNet).

Và khi giá thực phẩm tăng, sinh hoạt phí tăng sẽ buộc người dân thắt lưng buộc bụng. Điều này làm giảm nhu cầu mua sắm. Khi giảm cầu thì dẫn tới việc nguồn cung buộc phải giảm. Và tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc kinh tế đình trệ. Đây là một thời kỳ khó khăn.

Như vậy có thể thấy, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga chưa thấy Nga sụp đổ, nhưng nền kinh tế của chính họ và kinh tế toàn cầu sẽ gồng gánh khó khăn chồng chất khó khăn.