Nga đã lựa chọn biện pháp đáp trả phương Tây vào đúng thời điểm vàng khiến Anh, Đức phải đau đầu. Lá bài Lybia mang lại cho Nga thêm lợi thế kiểm soát cuộc chiến. Bên cạnh đó, Brazil đã thực hiện động thái ủng hộ Nga trên mặt trận ngoại giao. Trong tình thế các lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho Nga đang chững lại, Trung Quốc đã đưa ra quyết định bất ngờ. Điều này để lộ điểm yếu của Bắc Kinh.
Nga xuất chiêu bằng cuộc khủng hoảng Libya
TT Nga Vladimir Putin vừa rút được một con át chủ bài, và động thái của ông đã một lần nữa làm chao đảo các thị trường dầu mỏ trên khắp thế giới. Ngay khi Mỹ và châu Âu nghĩ rằng bằng cách nào đó họ có thể sống sót sau đợt tăng giá dầu do khủng hoảng Ukraine gây ra, thì Vladimir Putin đã tấn công họ.
Libya hiện nay là một quốc gia Bắc Phi bị chiến tranh tàn phá. Hai phe đang chiến đấu ở Libya là LNA và GNA. 1 bên là lực lượng do Tướng Khalifa Haftar chỉ huy và được hỗ trợ bởi Nga, UAE, Ai Cập, Ả Rập Xê-út và các nước khác. 1 bên được hỗ trợ bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.
Libya là một nước sản xuất dầu lớn. Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả các nước châu Âu đang tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc của họ vào năng lượng của Nga. Tuy nhiên, tờ Business-Standard hôm 18/4 đưa tin rằng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của Libya cảnh báo rằng “một làn sóng đóng cửa đau đớn” đã bắt đầu tấn công các cơ sở của họ và tuyên bố bất khả kháng tại mỏ dầu Al-Sharara và các địa điểm khác.
Vụ việc này theo ABC news đưa tin thì, các lực lượng ủng hộ tướng Khalifa Haftar và các lực lượng truy quét ở Libya đã đóng cửa mỏ dầu lớn nhất Al-Sharara. Nó sản xuất khoảng 450.000 thùng mỗi ngày. Sản lượng dầu hàng ngày của Libya hiện đã giảm mạnh từ 1,2 triệu thùng xuống 800 triệu thùng / ngày.
Ngoài ra, những người ủng hộ Khalifa Haftar và lực lượng của ông cũng đóng cửa mỏ dầu al-Feel và nhà ga Zueitina trên Vịnh Sirte. Việc đóng cửa nhà ga đã buộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya ngừng sản xuất tại các mỏ Abuatufol, al-Intisar, al-Nakhla và Nafura. Điều thú vị là khu vực diễn ra những vụ đóng cửa như vậy được kiểm soát hoàn toàn bởi lực lượng của Haftar.
Về cơ bản, việc đóng cửa các mỏ dầu ở Libya vào thời điểm thế giới đang rất cần nguồn cung dầu tăng lên là một cú sốc nặng nề đối với phương Tây. Hiện đã thiếu các lựa chọn thay thế cho dầu của Nga, và việc Libya cắt giảm sản lượng hàng ngày sẽ gây ra những ảnh hưởng khá đau đớn đối với giá dầu và nguồn cung năng lượng nói chung trên toàn thế giới.
Tây Ban Nha và Ý được coi là những khách hàng mua dầu lớn nhất của Libya. Do đó, những vụ việc xảy ra ở Libya dưới sự chỉ đạo của tướng Khalifa Haftar vốn có sự hậu thuẫn của Nga cũng được hiểu là: Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Tướng Haftar ở Libya để tạo ra những cú sốc hơn nữa về nguồn cung dầu; từ đó có thể gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng của châu Âu. Về cơ bản, Putin đang khuyến khích Hoa Kỳ và châu Âu không đưa ra bất kỳ quyết định vội vàng nào chống lại hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga. Nếu xảy ra, họ phải chuẩn bị đối phó với những kịch bản bất ngờ do Vladimir Putin tạo ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Brazil bất ngờ đảm bảo với Điện Kremlin về sự hỗ trợ của mình tại các diễn đàn quốc tế
Ngay từ đầu xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. TT Brazil Jair Bolsonaro đã duy trì quan điểm trung lập của mình. Trên thực tế, theo Thời báo Ấn Độ, ông Jair Bolsonaro đã tái khẳng định tình đoàn kết của mình với Tổng thống Nga Putin chỉ vài ngày trước khi Nga điều quân vào Ukraine.
Đáng chú ý là, tháng trước, Nga đã gửi một bức thư tới Brazil yêu cầu sự hỗ trợ của họ tại IMF. Trong một bức thư ngày 30/3, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã viết thư cho Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes yêu cầu Brazil “hỗ trợ để ngăn chặn các cáo buộc chính trị và nỗ lực phân biệt đối xử trong các tổ chức tài chính quốc tế và diễn đàn đa phương.”
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã viết: “Công việc hậu trường đang được IMF và Ngân hàng Thế giới tiến hành để hạn chế hoặc thậm chí trục xuất Nga khỏi quá trình ra quyết định”.
Erivaldo Gomes, Thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế quốc tế của Bộ Kinh tế Brazil, gần đây đã nói rằng Brazil muốn thấy sự tham gia của Nga tại các diễn đàn quốc tế đa phương lớn. Vị quan chức hàng đầu của Brazil cho biết: “Theo quan điểm của Brazil… giữ một cuộc đối thoại cởi mở là điều cần thiết”. Ông nói: “Những cây cầu của chúng tôi là cơ quan quốc tế, và đánh giá của chúng tôi là những cây cầu này phải được bảo tồn.”
Trước thông báo này, Ngoại trưởng Brazil Carlos Franca cũng đã nói rằng quốc gia của ông sẽ phản đối chiến dịch của Hoa Kỳ nhằm loại Nga ra khỏi nhóm G20. Franca đã nói tại phiên điều trần Thượng viện vào ngày 25/3 rằng “Điều quan trọng nhất là phải tất cả các diễn đàn quốc tế, G20, WTO, FAO phải hoạt động đầy đủ và để làm được điều đó, tất cả các quốc gia cần phải có mặt, kể cả Nga.”
Chúng ta biết rằng, chính quyền Biden đã phát động một chiến dịch toàn cầu để loại Nga khỏi tất cả các diễn đàn quốc tế này, nhưng bây giờ thì chính họ lại đang bối rối. Cuộc chiến chống Nga của Biden đang chững lại khi các quốc gia tham gia cuộc biểu tình chống Nga cùng Biden đang sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế và chi phí sinh hoạt ở các quốc gia này đã tăng đáng kể.
Anh, Đức đau đầu vì chương trình nghị sự của chính quyền Biden
Trước tiên là nước Anh, ngay sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine, chính phủ của Boris Johnson là một trong những người đầu tiên trừng phạt Nga. Đổi lại nước Anh đã hứng chịu giá thực phẩm và nhiên liệu trong nước tăng lên cao. Hơn nữa, quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga đang bị phản đối bởi người dân Anh, những người muốn chính phủ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cũng từ chối tuân theo.
Người dân Anh nhận thức được rằng, Nga quan trọng với họ. Vì Vương quốc Anh phụ thuộc nhiều về nhiều mặt hàng của Nga. Ví dụ, vào năm 2021, Vương quốc Anh nhập khẩu 10,3 tỷ bảng Anh hàng hóa từ Nga, trong đó có 5,2 tỷ bảng Anh nhiên liệu từ Nga, chiếm 9,7% tổng lượng nhiên liệu nhập khẩu. Nga là nhà cung cấp dầu tinh luyện lớn nhất của Vương quốc Anh, chiếm 24,1% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Sự phụ thuộc rất lớn này vào Nga rõ ràng sẽ khiến Anh phải duy trì mối quan hệ khả thi với Nga.
Nhưng Anh đã tuyên bố quyết định sẽ chấm dứt mọi sự phụ thuộc vào than và dầu của Nga vào cuối năm 2022 và chấm dứt nhập khẩu khí đốt càng sớm càng tốt sau đó. Động thái này chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Vương quốc Anh vì Vương quốc Anh phụ thuộc phần lớn vào Nga.
Trung tâm tư vấn Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh cho rằng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, triển vọng mức sống ở Anh bị ảnh hưởng lớn nhất kể từ năm 1955.
CEBR cho biết: “Do giá hàng hóa cao hơn, chúng tôi ước tính rằng thu nhập khả dụng sẽ giảm 4,8% vào năm 2022 và giảm tiếp 1,4% vào năm 2023. Mức sống dự báo giảm trong năm nay ước tính là 71 tỷ bảng Anh – tức là chi phí sinh hoạt của mỗi hộ gia đình sẽ tăng lên tới £ 2,553. Do đó, chúng tôi ước tính thu nhập khả dụng sẽ giảm 4,8% vào năm 2022 và giảm tiếp 1,4% vào năm 2023″.
Theo The Sunday Telegraph, một cuộc khảo sát mới của Redfield và Wilton Strategies chỉ ra rằng giá nhiên liệu đã tăng do các lệnh trừng phạt chống Nga và một số người Anh không muốn trả giá cao hơn.
Bloomberg trước đó đã đưa tin rằng người dân ở Vương quốc Anh lo ngại về giá thức ăn nhanh tăng cao, mà nhiều nhân viên văn phòng thường ăn vào bữa trưa. Việc tăng giá sau đó được các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng thức ăn nhanh cho là nguyên nhân làm tăng giá thành.
Cũng trong tháng trước, The Guardian đã đưa tin rằng sẽ có áp lực lạm phát và nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại ở Anh sau các biện pháp kinh tế chống lại Nga. Các nhà kinh tế lo ngại: “Những làn sóng chấn động từ cuộc Nga- Ukraine sẽ khiến mức sống của Vương quốc Anh giảm, dẫn đến áp lực lạm phát dai dẳng hơn và làm nền kinh tế đi vào bế tắc vào năm tới.”
Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nó sẽ làm tăng sức ép lên người dân Anh. Hiện nay các công dân ở Vương quốc Anh đang bắt đầu từ chối các biện pháp trừng phạt chống lại Nga do giá cả trong nước tăng cao và sự ủng hộ của công chúng đối với các lệnh trừng phạt chống lại Nga dường như đang giảm dần ở Vương quốc Anh. Thái độ của người Anh với Nga đã thay đổi.
Còn đối với Đức cũng không có tín hiệu tích hơn.
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga, Đức cũng là một trong những nước đầu tiên áp đặt lệnh cấm vận đối với Nga, bao gồm hạn chế nhập khẩu khí đốt. Gần đây, họ cũng đình chỉ dự án đường ống Nord Stream 2 mới được xây dựng, được cho là vận chuyển khí đốt từ Nga.
Động thái này đang bị phản đối ở trong nước. Các chủ sử dụng lao động và các tổ chức lao động ở Đức đã hợp tác để phản đối lệnh cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga này, với lý do lo ngại về giá cả tăng cao và tỷ lệ thất nghiệp.
Tại sao người Đức lại phản đối chính phủ mình chống lại Nga?
Thực tế, Đức nhập khẩu hơn 50% khí đốt tự nhiên từ Nga, được sử dụng để sản xuất điện và cung cấp năng lượng cho các nhà máy của nước này. Và con số này là thứ khó thay thế. Bất chấp việc Chính phủ Đức vừa ký hợp đồng khí đốt với Qatar, việc Đức phụ thuộc mạnh mẽ vào khí đốt của Nga khiến cho bất kỳ nỗ lực thay thế nào cũng là không thể.
Giữa lúc đó, các tổ chức công đoàn và doanh nghiệp trên toàn nước Đức đã bày tỏ lo ngại về những tác động tiêu cực mà các lệnh trừng phạt này có thể gây ra đối với các doanh nghiệp, gây tổn hại cho nền kinh tế Đức.
Trung Quốc bất ngờ trở mặt với Nga để lộ điểm yếu của mình
Trong khi phương Tây đang chững lại với các lệnh trừng phạt Nga, thì Trung Quốc đã đưa ra hai quyết định quan trọng:
1. Kết thúc hợp tác của UnionPay với các ngân hàng Nga.
2. Kết thúc quan hệ không gian với Nga.
Tại sao Trung Quốc đột ngột đình chỉ hợp tác với Nga?
Câu trả lời đó là Trung Quốc và phương Tây có quan hệ thương mại bền chặt. Đây là điều đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu và họ không muốn đánh mất điều đó. Một thực tế khá rõ ràng là Trung Quốc không muốn tách khỏi phương Tây. Nước này muốn duy trì sự hòa nhập với Mỹ và các đồng minh. Đặc biệt là Mỹ dưới thời chính quyền đảng dân chủ. Nó là sự yếu kém mà Trung Quốc có thể lợi dụng.
Khi còn giữ vị trí tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã nắm bắt được yếu điểm này của Trung Quốc. Cho nên ông không cần khởi động cơ bắp quân sự, đơn giản là mở ra cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Và các lệnh trừng phạt vào Trung Quốc đều khiến Trung Quốc đau đớn và tổn thất nặng nề. Khi đó chúng ta thấy một Trung Quốc ngoan ngoãn trên Biển Đông. Nhưng khi chính quyền đảng Dân chủ lên cầm quyền, Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc ngang dọc tung hoành ở khắp các mặt trận. Và súng đã nổ ở Ukraine.