Trong khi chính quyền Joe Biden liên tục phủ nhận thông tin trước đó về cuộc đột kích của FBI vào Mar-a-Lago, nhà báo John Solomon tiết lộ rằng chính Nhà Trắng là ‘tâm điểm’ khơi mào cuộc điều tra nhằm vào cựu Tổng thống Trump, và tạo điều kiện cho cuộc đột kích tư dinh của ông hôm 8/8.
TT Biden tiếp tục phủ nhận không biết gì về cuộc đột kích Mar-a-Lago
Ông Joe Biden tiếp tục khẳng định rằng, ông không hề nhận được thông báo trước về cuộc đột kích của FBI tại dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump hôm 8/8.
Hôm 24/8, khi kết thúc bài phát biểu liên quan đến việc giảm nợ cho sinh viên, Tổng thống Joe Biden đã trả lời một câu hỏi duy nhất từ truyền thông. Phóng viên Nhà Trắng Peter Doocy của kênh Fox News đã hỏi như sau:
Phóng viên Peter Doocy: “Thưa Tổng thống, ngài đã được thông báo trước như thế nào về kế hoạch lục soát Mar-a-Lago của FBI?”.
Tổng thống Biden: “Tôi không có bất kỳ thông báo trước nào” , “Không. Không. Không một chút nào.”
Phản ứng này của Tổng thống Biden tiếp tục lặp lại tình huống tương tự được Thư ký báo chí Nhà Trắng trả lời phóng viên ngay sau cuộc đột kích của FBI.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 9/8 -một ngày sau cuộc đột kích, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre tuyên bố: “Không, tổng thống không được thông báo tóm tắt, không được biết về điều đó. Không, không ai ở Nhà Trắng được thông báo cả. Không, điều đó đã không xảy ra”.
Xem thêm: TT Biden phớt lờ câu hỏi phóng viên về cuộc đột kích của FBI; Nhà Trắng 18 lần từ chối bình luận
Nhà Trắng của Tổng thống Biden lại nói dối?
Bất chấp những tuyên bố từ cả Tổng thống Biden và Nhà Trắng, mới đây trả lời phỏng vấn kênh Fox News, nhà báo John Solomon đã tiết lộ rằng những người trong văn phòng Tổng thống Joe Biden đã làm việc trực tiếp với Bộ Tư pháp (DOJ) và Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (NARA) để bắt đầu điều tra hình sự về cáo buộc xử lý sai tài liệu của cựu Tổng thống Trump.
Nhà báo John Solomon cho biết, Phó cố vấn an ninh của Nhà Trắng là Jonathan Su tiết lộ rằng, ông đã thảo luận với DOJ vào đầu tháng 4 cùng với FBI và NARA ngay sau khi 15 hộp tài liệu đã được phân loại và các tài liệu khác được cựu Tổng thống Trump tự nguyện trả lại cho các quan chức của NARA.
Vào tháng 5, Phó cố vấn an ninh Nhà Trắng Jonathan Su đã chuyển đến NARA thông điệp rằng, Tổng thống Joe Biden sẽ không phản đối việc từ bỏ các tuyên bố của người tiền nhiệm về đặc quyền hành pháp, một quyết định mở ra cơ hội cho DOJ yêu cầu thẩm phán liên bang ban hành trát đòi hầu tòa buộc ông Trump phải chuyển giao bất kỳ tài liệu nào mà ông đang sở hữu từ nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Tất cả sự kiện này được tóm tắt đầy đủ nhất trong một bức thư dài của Quyền Giám đốc Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (NARA) – ông Debra Steidel Wall gửi cho luật sư của ông Trump là Evan Corcoran vào ngày 10/5 có đoạn như sau:
“Vào ngày 11 tháng 4 năm 2022, Văn phòng Cố vấn Nhà Trắng – xác nhận yêu cầu từ Bộ Tư pháp được hỗ trợ bởi bản ghi nhớ có tiêu đề thư của FBI – chính thức gửi yêu cầu rằng NARA cung cấp cho FBI quyền truy cập vào 15 hộp để xem xét trong vòng bảy ngày, với khả năng FBI có thể yêu cầu bản sao của các tài liệu cụ thể sau khi xem xét các hộp“
“Cố vấn của Tổng thống đã thông báo với tôi rằng, trong hoàn cảnh cụ thể được trình bày ở đây, Tổng thống Biden xác nhận quyết định của tôi, với sự tham vấn của Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp cho Văn phòng Luật sư, về việc tôi có nên giữ nguyên mục đích của cựu Tổng thống là ‘khẳng định bảo vệ về đặc quyền hành pháp của Tổng thống’… Do đó, tôi đã quyết định không tôn trọng yêu cầu đặc quyền ‘bảo vệ’ của cựu Tổng thống”.
Bức thư của Giám đốc NARA Debra Steidel Wall gửi cho luật sư của ông Trump cũng nói rằng, một phán quyết từ thời Watergate cho thấy Tổng thống Biden có thẩm quyền từ bỏ các đặc quyền của Tổng thống Trump.
Như vậy có thể thấy, emai này là bằng chứng xác thực nhất cho đến nay về nỗ lực của chính quyền Joe Biden tạo điều kiện cho một cuộc điều tra tội phạm về “đối thủ” của ông Biden trong cuộc bầu cử 2020, và có thể trở thành người thách thức đương kim Tổng thống một lần nữa vào năm 2024.
Sự can dự đó bao gồm việc loại bỏ một trong những “đặc quyền bảo vệ cựu Tổng thống” của cựu Tổng thống Trump, có thể sử dụng để ngăn cản FBI truy cập vào các tài liệu của ông.
Loại bỏ đặc quyền của Tổng thống tiền nhiệm là một sự nhạo báng
Dân biểu Jim Jordan (Cộng hòa-Ohio), thành viên trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã gọi sự tham gia trực tiếp của chính quyền Joe Biden trong việc loại bỏ đặc quyền Tổng thống của ông Trump là “tin tức đáng kinh ngạc”.
Ông Jordan cho biết:
“Cánh tả làm mọi cách để loại bỏ Tổng thống Trump vì ông ấy là mối đe dọa đối với bè phái, với đầm lầy, đối với bộ máy hành chính, đối với Nhà nước Ngầm… Bất cứ thuật ngữ nào bạn muốn sử dụng. Và tất cả họ đều biết điều đó.
“Đó là lý do tại sao họ làm mọi cách để bắt ông ấy trước khi ông ấy nhậm chức, và họ đã dựng lên một trò lừa bịp thông đồng với nước Nga. Đó là lý do tại sao họ cố gắng buộc tội ông ấy khi ông ấy còn đương chức. Và tất nhiên, rõ ràng là họ tiếp tục làm như vậy cho đến bây giờ, ngay cả khi ông ấy đã rời đi (khỏi Nhà Trắng). Nó sẽ không bao giờ kết thúc.”
Trong khi ấy giáo sư Luật danh dự của Đại học Harvard và là đảng viên Đảng Dân chủ suốt đời – ông Alan Dershowitz cho biết, việc Nhà Trắng của ông Joe Biden nhanh chóng loại bỏ những tuyên bố về đặc quyền của ông Trump có thể mang lại những tác động trong tương lai đối với các thế hệ tổng thống sau này.
Sau khi đọc nội dung bức thư của quyền Giám đốc NARA, Giáo sư Dershowitz tuyên bố như sau:
“Tôi rất ngạc nhiên, Tổng thống đương nhiệm [Biden] không thể từ bỏ đặc quyền điều hành của người tiền nhiệm [Trump], nếu không có sự đồng ý của cựu tổng thống. Nếu không, [đặc quyền] chẳng có nghĩa lý gì. Tổng thống sẽ thảo luận bất cứ điều gì riêng tư nếu ông ấy biết người đã tấn công mình có thể sẽ tiết lộ nó”.
Trong khi một số tòa án ủng hộ quan điểm về việc một tổng thống kế nhiệm có quyền từ bỏ đặc quyền cho người tiền nhiệm, giáo sư Dershowitz cho biết vấn đề này sẽ được Tối cao Pháp viện quyết định.
Ông nói: “Suy nghĩ chính đáng nhất là một tổng thống đương nhiệm không thể từ bỏ quyền của tổng thống tiền nhiệm. Nó sẽ tạo ra một sự nhạo báng của toàn bộ khái niệm về đặc quyền”.
Trong lá thư của quyền Giám đốc NARA Debra Steidel Wall gửi cho luật sư riêng của cựu Tổng thống Trump viết rằng, chính quyền Biden tin rằng một phán quyết từ vụ Watergate cho thấy ông Biden có thẩm quyền từ bỏ các đặc quyền của ông Trump.
Lá thư có đoạn viết như sau:
“Quyết định của Tối cao Pháp viện trong vụ (Tổng thống) Nixon kiện Quản trị viên Dịch vụ Tổng hợp, 433 US 425 (1977), gợi ý mạnh mẽ rằng, một cựu Tổng thống có thể không khẳng định thành công đặc quyền hành pháp ‘đối với chính Chi nhánh hành pháp mà đặc quyền đó được viện dẫn.”
Lưu ý Quản trị Dịch vụ Tổng hợp, 433 US 425 (1977) mà ông Wall nhắc đến trong lá thư này, là một vụ án mang tính bước ngoặt liên quan đến nguyên tắc đặc quyền của Tổng thống và liệu công chúng có được phép xem “tài liệu mật” của Tổng thống hay không.
Đạo luật bảo quản tài liệu và ghi âm của Tổng thống đã được Tổng thống Gerald Ford ký thành luật vào năm 1974, ra lệnh rằng Quản trị viên Dịch vụ chung phải có quyền tổng thống của Tổng thống Richard Nixon về giấy tờ và băng ghi âm. Ngoài ra, Đạo luật còn yêu cầu các nhân viên của Cơ quan Lưu trữ Quốc gia thu giữ những tài liệu này.
Đột kích thành công
Trong vòng vài tuần kể từ khi quyền Giám đốc NARA Debra Steidel Wall gửi thư cho luật sư Evan Corcoran của ông Trump, DOJ đã gửi trát đòi hầu tòa cho đội ngũ của ông Trump yêu cầu trả lại bất kỳ tài liệu an ninh quốc gia nào còn sót lại.
Điều này đã dẫn đến chuyến kiểm tra của FBI tới Mar-a-Lago vào ngày 3/6, khi các đặc vụ đã lấy một lượng nhỏ tài liệu mà chính ông Trump và nhóm luật sư của ông tự nguyện giao nộp.
Tuy nhiên hai tháng sau, FBI lại tiếp tục leo thang, và tìm kiếm lệnh khám xét để đột kích vào dinh thự của cựu Tổng thống Trump hôm 8/8 khi ông không có nhà.
Xem thêm: Sự thật bí ẩn đằng sau cuộc đột kích của FBI vào Mar-a-Lago: Hillary Clinton đang lo sợ?
Ông Trump: Bên thứ ba độc lập xem xét tài liệu chứ không phải DOJ hay FBI
Cựu Tổng thống Trump không tin tưởng FBI và Bộ Tư pháp dưới thời chính quyền Joe Biden với lý do chính đáng là: Cả hai cơ quan này đều đã bị “chính trị hóa” và “vũ khí hóa” chống lại ông, gia đình và đội ngũ pháp lý của ông.
Điều đó đã được chứng minh khi FBI đột kích Mar-a-Lago sau khi ông và nhóm pháp lý của mình đã hợp tác trong nhiều tháng với các nhà điều tra liên bang do Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (NARA) cử đến để xem những ‘tài liệu mật’ mà ông mang theo sau khi rời Nhà Trắng.
Theo tuyên bố của cựu Tổng thống Trump, các đặc vụ đã tịch thu một số tài liệu đáng lẽ không nên lấy, bao gồm liên quan đến đặc quyền luật sư-khách hàng và đặc quyền hành pháp.
Hiện tại, cựu tổng thống Trump yêu cầu FBI không chỉ phải trả lại những tài liệu đó, mà ông sẽ yêu cầu tòa án liên bang chỉ định một bên thứ ba độc lập để xem xét các tài liệu đó và yêu cầu trả lại cho ông trước.
Bloomberg đưa tin: “Ông Trump trước đó đã khẳng định rằng một số hồ sơ lấy từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông được bảo vệ bởi đặc quyền của luật sư-khách hàng.
“Các đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang đã chuyển đi khoảng 20 hộp chứa 11 bộ tài liệu mật – một số tài liệu được dán nhãn tối mật – sau cuộc khám xét hôm 8/8. Hộ chiếu của Trump đã được trả lại và không rõ những tài liệu nào mà cựu tổng thống tuyên bố được bảo vệ bởi đặc quyền.”