Cuộc đột kích của FBI là nhằm để ngăn ông Trump tái tranh cử vào năm 2024, hay có liên quan đến các tài liệu và bằng chứng xung quanh Ủy ban ngày 6 tháng 1? Nhưng có thông tin cho rằng, cuộc đột kích là do cộng đồng tình báo lo ngại về thông tin có trong các tài liệu liên quan đến vụ kiện RICO của ông Trump. Vậy RICO hệ trọng thế nào?
Dân Mỹ cần được biết sự thật: Thế lực ngầm hoảng hốt?
Một báo cáo trên Newsweek trích dẫn các quan chức tình báo Mỹ tuyên bố rằng, một trong những mục đích chính của cuộc đột kích của FBI vào Mar-a-Lago, chính là để tìm các tài liệu mà cựu Tổng thống Trump đã thu thập được, và dự định sử dụng làm bằng chứng để đưa ra ánh sáng dư luận một lần và mãi mãi.
Đó là Thuyết âm mưu cấu kết với Nga (Russiagate) mà Đảng Dân chủ đã vu cáo cho ông Trump. Và ông Trump muốn đưa ra ánh sáng một loạt các chính trị gia, quan chức cấp cao đã hợp lực thông đồng trong vụ này để ám hại Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Theo Newsweek, ông Trump dự định “vũ khí hóa” các tài liệu như một phần của chiến dịch tranh cử vào năm 2024.
Bài báo lưu ý rằng, “Các tài liệu được tìm kiếm đề cập đến nhiều vấn đề tình báo mà cựu tổng thống quan tâm, các quan chức đề xuất — bao gồm cả tài liệu mà ông Trump dường như nghĩ rằng sẽ minh oan cho ông về bất kỳ tuyên bố nào về sự thông đồng với Nga vào năm 2016, hoặc bất kỳ cuộc bầu cử nào khác liên quan.”
Bài báo cũng trích dẫn một cựu quan chức của ông Trump, người nói rằng “Trump đặc biệt quan tâm đến các vấn đề liên quan đến Trò lừa bịp Nga và những hành động sai trái của các thế lực Nhà nước Ngầm”.
“Tôi nghĩ ông ấy (Trump) cảm thấy như vậy và tôi cũng đồng ý, rằng đây là những sự thật mà người dân Mỹ cần phải được biết,” cựu trợ lý ẩn danh nói thêm.
Quan chức DOJ và FBI lo ngại bị phanh phui
Theo Epochtimes, cuộc đột kích do FBI dưới sự cho phép của Bộ Tư pháp (DOJ) nhắm vào cựu Tổng thống Trump có khả năng liên quan đến vụ kiện Đạo luật chống Tổ chức Tội phạm gây ảnh hưởng và Tham nhũng (RICO) của ông Trump.
Ngày 24/3, Cựu Tổng thống Trump kiện cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, cáo buộc câu chuyện sai sự thật về “Russiagate” còn tệ hơn cả Watergate.
Đơn kiện không chỉ nhằm vào bà Hillary Clinton và các đảng viên Đảng Dân chủ, luật sư của họ, mà còn bao gồm cả các cựu quan chức, nhân viên FBI và tất cả những người có liên quan đến hồ sơ “Steele Dossier” cáo buộc cựu tổng thống thứ 45 của Mỹ tội “thông đồng” với Nga vào năm 2016 và làm suy yếu nhiệm kỳ tổng thống của ông sau đó.
Vậy hồ sơ “Steele Dossier” có nghĩa là gì? Ban vận động tranh cử của bà Clinton và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đã trả cho công ty luật Perkins Coie của Đảng Dân chủ tổng cộng hơn 1 triệu đô-la. Công ty này đã giao kết với công ty luật Fusion GPS để tìm cách hạ uy tín của đối thủ tranh cử của bà Clinton là ông Trump khi ấy. Để thực hiện mục đích, Fusion GPS đã thuê cựu điệp viên người Anh Christopher Steele. Hồ sơ Steele bao gồm các cáo buộc rằng, các cơ quan an ninh Nga sở hữu một đoạn băng của Trump trong một phòng khách sạn ở Moscow với gái điếm.
Ngoài kiện bà Clinton và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC), vụ kiện còn bao gồm những cái tên sừng sỏ trong giới tinh hoa chính trị tại Washington như sau:
- Cựu Chủ tịch DNC Debbie Wasserman Schultz
- Trưởng ban vận động tranh cử của bà Clinton John Podesta
- Christopher Steele, điệp viên người Anh, tác giả của “Hồ sơ Trump-Nga”
- Công ty nghiên cứu chính trị Fusion GPS
- Công ty luật Perkins Coie
- Cựu giám đốc FBI James Comey
- Phó giám đốc FBI Andrew McCabe
- Cựu đặc vụ FBI Peter Strzok
- Cựu luật sư FBI Lisa Page và Kevin Clinesmith – những người đóng vai trò chính trong cuộc điều tra ông Trump về cáo buộc thông đồng với Nga trước và sau cuộc bầu cử 2016.
Ngoài ra các trợ lý của bà Clinton là Robbie Mook, Philipe Reines và Jake Sullivan – hiện là cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Biden – cũng nằm trong số các bị cáo, cùng với các cựu luật sư của Perkins Coie là Marc Elias và Michael Sussmann, những người bị cố vấn đặc biệt John Durham buộc tội nói dối FBI.
Đơn kiện được đệ trình lên tòa án liên bang ở Quận Nam của Florida hôm 24/3 yêu cầu bồi thường thiệt hại 72 triệu USD, gấp ba lần ước tính 24 triệu USD chi phí pháp lý và các thiệt hại khác mà ông Trump nói phải chịu do hành vi này.
Cưu Tổng thống tuyên bố rằng, “Các bị cáo đã âm mưu ác ý để tạo ra một câu chuyện sai sự thật”, rằng ông Trump đang “thông đồng với chủ quyền nước ngoài thù địch” cụ thể là Nga.
Đơn kiện của ông Trump tuyên bố rằng “các hành động được thực hiện để tiếp tục kế hoạch của họ – giả mạo bằng chứng, lừa dối cơ quan thực thi pháp luật và khai thác quyền truy cập vào các nguồn dữ liệu nhạy cảm cao – là thái quá, lật đổ và kích động đến nỗi thậm chí các sự kiện của Watergate cũng nhạt nhòa so với vụ Russiagate”.
Rõ ràng, vụ đột kích của FBI vào ngày 8/8 nhằm vào tư dinh của ông Trump đã cho làm sáng tỏ thêm về vụ kiện này, xét về chiều sâu và phạm vi của lệnh khám xét đã củng cố lý thuyết này. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.
Mục tiêu của FBI là ‘đánh cắp’ tài liệu liên quan đến vụ kiện RICO
Theo Newsweek, có một số tuyên bố đáng chú ý từ hai nguồn trong Cộng đồng Tình báo.
Một trong những nguồn tin này lưu ý rằng “các đặc vụ đã vào tư dinh của ông Trump với lý do họ đang tìm kiếm tất cả các tài liệu của chính phủ…, nhưng mục tiêu thực sự là kho lưu trữ riêng tư” các tài liệu do ông Trump tích lũy, “điều mà các quan chức Bộ Tư pháp lo ngại Trump có thể vũ khí hóa”.
Nguồn tin thứ hai của Cộng đồng Tình báo tuyên bố rằng, mặc dù FBI được cho là “đã thu thập mọi thứ thuộc về chính phủ Mỹ một cách hợp pháp”, nhưng mục tiêu thực sự duy nhất của cuộc đột kích do FBI đứng đầu là “những tài liệu mà ông Trump đã thu thập từ đầu trong chính quyền của ông ấy”.
Cả hai nguồn trên đều lưu ý rằng “các tài liệu được tìm kiếm liên quan đến nhiều vấn đề tình báo mà ông Trump quan tâm” – “bao gồm tài liệu mà ông Trump dường như nghĩ rằng sẽ minh oan cho ông về bất kỳ tuyên bố nào về sự thông đồng của Nga vào năm 2016, hoặc bất kỳ cáo buộc nào khác liên quan đến bầu cử”.
Nói cách khác, các tài liệu mà ông Trump đã thu thập và nắm giữ trong quyền sở hữu của ông đã chứng minh trò lừa bịp Russiagate là hoàn toàn chính xác. Điều tệ hại là vụ Russiagate lại được điều hành bởi các quan chức từ các cơ quan cao nhất của Mỹ, bao gồm cả FBI và DOJ.
Đặc biệt, toàn bộ thông tin tài liệu trong vụ kiện RICO có thể được cựu Tổng thống Trump công bố trước toàn công chúng Mỹ. Đây là điều mà Đảng Dân chủ, DOJ, và FBI lo sợ nhất.
Một ngày sau khi FBI đột kích Mar-a-Lago, bà Hillary Clinton đã tweet một dòng quảng cáo mũ có cụm từ “But Her Emails” (Nhưng email của bà ấy), hàm ý mỉa mai vụ ông Trump từng muốn đưa vụ vi phạm hơn 30.000 email của bà Hillary Clinton ra ánh sáng, nhưng đã bị DOJ và FBI bao che, từ chối điều tra.
Bộ Tư pháp bất tuân lệnh giải mật của TT Trump: Tạo cớ đột kích
Giờ quay trở lại thời điểm năm 2021. Cần lưu ý một thông tin là, chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Donald Trump rời Nhà Trắng vào tối 19/1/2021, ông đã ra lệnh giải mật tất cả các tài liệu có liên quan đến “Cơn bão Crossfire” – tức là cuộc điều tra của FBI về chiến dịch năm 2016 của ông.
Tuy nhiên, nỗ lực công bố các tài liệu này của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối của FBI, khi cơ quan này cho rằng không nên tiết lộ hoàn toàn mọi thông tin. Dù vậy Tổng thống Trump vẫn ra lệnh phải công bố một phần.
Nhưng cho đến nay, DOJ dưới sự điều hành của Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland đã “không giải mật bất kỳ một trang nào” trong số các tập tài liệu đó.
Giờ quay lại thời điểm hiện tại, vào ngày ngày 7/2/2022, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (NARA) tuyên bố đã sắp xếp việc vận chuyển 15 hộp chứa hồ sơ tổng thống từ Mar-a-Lago, “sau các cuộc thảo luận với đại diện của Tổng thống Trump vào năm 2021”.
Ông Trump tuyên bố rằng các cuộc thảo luận là “hợp tác và tôn trọng” và nói rằng đó là một “vinh dự lớn” khi được làm việc với Cơ quan Lưu trữ Quốc gia.
Vào ngày 14/2, NARA lại tuyên bố rằng “một số hồ sơ của Tổng thống Trump mà Cơ quan Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia nhận được bao gồm hồ sơ giấy đã bị cựu Tổng thống Trump xé bỏ”.
Ngay ngày hôm sau, ngày 15/2, Thượng nghị sĩ Charles Grassley và Thượng nghị sĩ Ron Johnson đã gửi một lá thư cho Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland, nói rằng DOJ cho đến nay đã từ chối tuân thủ lệnh giải mật mà Tổng thống Trump đã ban hành vào tháng 1/2021.
Thượng nghị sĩ Grassley nói với Bộ trưởng Tư pháp Garland rằng, DOJ phải “tuân theo lệnh giải mật và phải cung cấp các hồ sơ đó cho Quốc hội và người dân Mỹ mà không có các hành vi sai trái”.
Ba ngày sau, trong một lá thư do David Ferriero, nhân viên lưu trữ của NARA gửi tới Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện nói rằng: “NARA đã xác định các tài liệu được đánh dấu là thông tin an ninh quốc gia đã được phân loại trong hộp”.
Cần nhấn mạnh rằng, với tư cách là Tổng thống, ông Trump nắm quyền tối cao về việc liệu các tài liệu có được phân loại hay không. Và lưu ý rằng, cho đến nay DOJ vẫn từ chối tuân thủ lệnh giải mật của ông Trump.
Một tuần sau, Ủy ban Giám sát Hạ viện yêu cầu “NARA chuyển thông tin bổ sung, bao gồm cả bản kiểm kê các hộp thu hồi từ Mar-a-Lago và thông tin về bất kỳ tài liệu mật nào, cũng như tài liệu từ Chính quyền Trump liên quan đến cựu Tổng thống tiêu hủy hồ sơ”.
Đáng lưu ý là, khi “trò chơi” chính trị này đang diễn ra, cựu Tổng thống Trump đang trong quá trình biên soạn đơn kiện RICO của mình.
Chính thức ‘phát lệnh’ tấn công: FBI đầy sơ hở
Trong hai tháng tiếp theo kể từ ngày 24/3 – ngày cựu Tổng thống Trump đưa đơn kiện cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, mọi thứ vẫn diễn ra tương đối yên ả.
Sau đó vào ngày 31/5, Thượng nghị sĩ Charles Grassley đã gửi bức thư đầu tiên trong số bốn bức thư cho Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland và Giám đốc FBI Christopher Wray.
Thượng nghị sĩ Grassley đã đưa ra một cáo buộc rất nghiêm trọng, nhấn mạnh rằng, một quan chức hàng đầu của FBI là trợ lý đặc vụ FBI thuộc Văn phòng hiện trường Washington, Timothy Thibault “đã vi phạm các quy định của luật liên bang và các quy tắc do FBI thiết lập” khi có thành kiến đảng phái khi xử lý các cuộc điều tra về Hunter Biden và chiến dịch của cựu Tổng thống Trump.
Thượng nghị sĩ Grassley nói rằng, hành động của đặc vụ FBI Thibault làm suy yếu “cả FBI và DOJ bởi vì ít nhất, nó tạo ra nhận thức về việc áp dụng luật không bình đẳng.”
Vào ngày 3/6, chỉ ba ngày sau lá thư của Grassley gửi cho giám đốc FBI Wray, các đặc vụ FBI đã đến Mar-a-Lago, và kiểm tra cơ sở lưu trữ cũng như nơi chứa các tài liệu do ông Trump nắm giữ.
Theo báo cáo, Jay Bratt, quan chức phản gián hàng đầu tại bộ phận an ninh của DOJ “đã đích thân kiểm tra cơ sở lưu trữ trong khi tiếp xúc với cả ông Trump và một trong những luật sư của ông”. Bản thân ông Trump cũng “đã cho phép ba đặc vụ FBI mà Bratt mang theo để mở các hộp trong phòng chứa tài liệu và xem qua chúng.”
Jay Bratt cũng yêu cầu “tăng cường an ninh tại cơ sở và yêu cầu xem cảnh quay giám sát từ camera an ninh”. Một luật sư của ông Trump cũng đã tuân thủ những yêu cầu này.
Điều này chứng tỏ DOJ và FBI hoặc đã biết, hoặc có chủ đích về những gì họ đang thu giữ trong cuộc đột kích ngày 8/8 của họ
Nếu FBI biết ông Trump sở hữu tài liệu như vậy, hoặc có thể cáo buộc cựu Tổng thống gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, nhẽ ra họ phải làm như vậy ngay trong ngày 3/6 khi họ tới Mar-a-Lago kiểm tra.
Ít nhất, FBI có thể trả lời bằng một lệnh trong những ngày ngay sau chuyến thăm. Thay vào đó, vài tháng đã trôi qua trước khi DOJ và FBI quyết định đột kích Mar-a-Lago.
Cần đặc biệt chú ý đến một số sự kiện quan trọng xảy ra sau vụ kiểm tra an ninh tại Mar-a-Lago trong ngày 3/6 của FBI.
Đó là ngày 21/6/2022, cựu Tổng thống Trump đệ đơn kiện mới RICO sửa đổi chống lại Hillary Clinton, và mở rộng thêm danh sách một số lượng lớn các cá nhân khác trong Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ có liên quan đến trò lừa bịp RussiaGate.
Bộ Tư pháp “thế thân” cho các cựu quan chức
Đơn kiện mới dài 193 trang, mạnh mẽ và chi tiết hơn đáng kể so với đơn kiện RICO cũ ngày 24/3, bao gồm các bị cáo bổ sung.
Cùng ngày, Kash Patel, một cựu quan chức chính quyền Trump, người đã làm việc siêng năng để đưa các tài liệu đã giải mật của Trump được công bố, đã thông báo trên một podcast rằng ông chính thức là đại diện cho ông Trump tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia.
Kash Patel cho biết ý định của ông là “xác định mọi tài liệu mà họ chặn không cho giải mật” và “sẽ bắt đầu công bố các thông tin đó ra vào tuần tới”.
Ngày hôm sau, 22/6, thẩm phán Bruce Reinhart đột nhiên khởi động lại từ vụ kiện của Trump chống lại Clinton & Company. Chỉ 44 ngày sau, sau khi bất ngờ từ chối vụ kiện RICO của Trump chống lại Clinton, thẩm phán Reinhart đã đích thân ký lệnh khám xét để đột kích Mar-a-lago.
Vào ngày 14/7, có một diễn biến bất ngờ khác trong vụ kiện RICO của Trump chống lại Clinton & Company. Luật sư Juan Gonzalez đã yêu cầu “Hoa Kỳ sẽ được thay thế với tư cách là bên bị kiện”.
Nói cách khác, DOJ muốn “thay thế mình làm bị cáo thay cho cựu Giám đốc FBI James Comey, phó giám đốc FBI Andrew McCabe, cùng các đặc vụ, luật sư của FBI là Peter Strzok, Lisa Page và Kevin Clinesmith”.
Họ lập luận rằng, các tuyên bố trong RICO của ông Trump là “dựa trên hành vi trong phạm vi công việc của các cựu nhân viên FBI này với chính phủ“. Vì vậy họ tuyên bố rằng: “Hoa Kỳ là bị đơn duy nhất và duy nhất cho những tuyên bố đó”. Đề nghị cũng yêu cầu, rằng nếu sự thay thế được chấp nhận, “Tòa án nên loại bỏ Hoa Kỳ vì thiếu quyền tài phán đối tượng.”
Điều đó có nghĩa là DOJ đã lấy Cơ quan này ra để thế vào vị trí bị cáo trong vụ kiện RICO của ông Trump — và sau đó đã bác bỏ đơn kiện của Trump. Chiến thuật này đã thực sự thành công – ít nhất là một phần.
DOJ đã thành công trong vụ kiện RICO của Trump, mang theo tất cả sức nặng pháp lý và công cụ thực thi quyền lực do chính phủ Mỹ nắm giữ. Điều đáng chú ý là thông tin được ông Trump giải mật trước đây có liên quan trực tiếp đến vụ kiện của ông. Và DOJ đã đình chỉ việc công bố này.
Giữa động thái này của DOJ, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley đã tiếp tục gửi lá thư thứ hai cho Giám đốc FBI Wray và Bộ trưởng Tư pháp Garland vào ngày 18/7.
Ông Grassley nói với cả hai người đàn ông rằng, các cáo buộc của một số “người tố cáo cung cấp nguồn tin cậy cao” đã đặt ra “câu hỏi cơ bản về việc liệu Bộ Tư pháp và FBI có thực hiện đúng hay không nhiệm vụ thực thi pháp luật kết hợp với sự công bằng và không gian lận, giữa lạm dụng và quản lý kém”.
Ngày 4/8, ông Trump đệ đơn phản đối phán quyết của Thẩm phán Middlebrook về việc thay thế chính phủ Hoa Kỳ — nói cách khác là DOJ — cho vị trí bị cáo của Comey, McCabe, Strzok, Page và Clinesmith.
Ông Trump cũng đệ đơn phản đối đề nghị trước đó của bà Clinton về việc bác bỏ toàn bộ đơn kiện RICO chống lại bà và các bị cáo đồng nghiệp của bà, trong đó có Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, và những cái tên quen thuộc như luật sư Marc Elias và Michael Sussmann, Dân biểu đảng Dân chủ Adam Schiff, cựu nhà báo Glenn Simpson, cựu quan chức DOJ Bruce Ohr, và vợ ông, Nellie Ohr.
Ngay ngày hôm sau, ngày 5/8, thẩm phán Bruce Reinhart đã ký lệnh đột kích Mar-a-Lago.
Bộ trưởng Tư pháp Garland sau đó đã tuyên bố trong cuộc họp báo của mình rằng, ông đã “đích thân phê chuẩn quyết định tìm kiếm lệnh khám xét”.
Khu dinh thự Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Trump bị đột kích ba ngày sau đó, vào ngày 8/8.
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng cuộc đột kích Mar-a-Lago với lý do ông Trump cất giữ các tài liệu mật từ hồi còn đương chức chỉ là một cái cớ? Hay cuộc đột kích để nhằm thu giữ những tài liệu riêng của ông Trump liên quan đến vụ kiện RICO?
Và những động thái của DOJ và FBI – chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ – chính là để cứu các cựu quan chức của 2 cơ quan này, cùng một loạt các chính trị gia tai to mặt lớn của Đảng Dân chủ?
Xem thêm:
“Trump sẽ ra lệnh đột kích nhà Biden nếu trúng cử 2024”: FBI bị đe dọa nhận ‘bom bẩn hạt nhân’
FBI thu giữ 3 hộ chiếu của Trump: Đảng Dân chủ đang tuyệt vọng?