Tờ The Epoch Times vừa qua đã đăng tin về hai nhóm người tử vong sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Hai nhóm này thuộc viện dưỡng lão ở Kentucky và Arkansas của Mỹ.
Ở Kentucky, ngày 30/12/2020, bốn người cao tuổi đã chết trong ngày tiêm vắc-xin. Ba trong số bốn người này đã nhiễm virus corona trước khi tiêm chủng. Tại Arkansas, bốn người cao tuổi đã chết sau 1 tuần tiêm vắc-xin. Tất cả đều cho kết quả dương tính với COVID-19 sau khi tiêm chủng.
Các trường hợp tử vong đều được báo cáo trong cơ sở dữ liệu liên bang VAERS – Hệ thống báo cáo các trường hợp có hại của vắc-xin.
Các trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin không nhất thiết có nguyên nhân là do vắc-xin. Trong số những người được tiêm có những người già yếu, hoặc đã có bệnh nền. Điều này gây khó khăn cho việc đưa ra các kết luận chính xác đối với hiệu quả của vắc-xin.
Các trường hợp tử vong ở viện dưỡng lão Kentucky và Arkansas
Theo báo cáo của VAERS, các trường hợp tử vong ở Kentucky (30/12/2020) và Arhansas được xét đến như sau:
- Nữ, 88 tuổi, bang Kentucky,đã khỏi COVID-19 được 14 ngày, được tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech, không có phản ứng trong phòng bệnh. Bà chết trong vòng 1 tiếng rưỡi sau khi tiêm. (914961)
- Nữ, 90 tuổi, bang Kentucky, được chăm sóc tại viện dưỡng lão, đã khỏi COVID-19 được 15 ngày, được tiêm vắc-xin COVID-19, tử vong 90 phút sau đó. (914994)
- Nữ, 88 tuổi, bang Kentucky, đã khỏi COVID-19 sau 14 ngày, bệnh nhân được nhận vắc-xin COVID-19 khoảng 3:30, bị nôn sau khi tiêm 4 phút, chất nôn màu nâu sẫm. Theo báo cáo, bệnh nhân đã nôn vào đêm trước, trở nên hụt hơi vào khoảng 6h – 7h tối, tử vong vào 10h tối. (915562)
- Nữ, 85 tuổi, bang Kentucky, dương tính với COVID-19 tháng 11/2020, nhận vắc-xin tại nhà khoảng 5h chiều, đã ngừng tim khi được phát hiện, tử vong vào khoảng 8h tối. (915682)
- Nam, 82 tuổi, bang Arkansas, có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin. Bệnh nhân ốm yếu, có bệnh mãn tính trước khi tiêm chủng. Bệnh nhân đã chết sau đó. Viện dưỡng lão nơi bệnh nhân cư trú có một số bệnh nhân dương tính với COVID-19. (917117)
- Nữ, 90 tuổi, bang Arkansas, bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19 sau 1 tuần tiêm vắc-xin và chết sau đó. Bệnh nhân có một số bệnh mãn tính. Thời điểm tiêm chủng có một ổ dịch bùng phát tại viện dưỡng lão nơi bệnh nhân cư trú. (917790)
- Nữ, 78 tuổi, bang Arkansas, bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19 sau 1 tuần tiêm vắc-xin và chết sau đó. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và ung thư tuyến giáp. Thời điểm tiêm chủng có một ổ dịch bùng phát tại viện dưỡng lão nơi bệnh nhân cư trú. (917793)
- Nam, 65 tuổi, bang Arkansas, chết ngày 1/4/20201, nhận được vắc-xin ngày 1/2/2021.
Tải link dữ liệu của VAERS tại đây.
Tuyên bố sai lệch của Trung tâm kiểm soát Dịch bệnh (CDC)
Trước những câu hỏi liên quan đến các trường hợp tại Kentucky và Arkasan, người phát ngôn của CDC cho rằng: “không có mối liên hệ nào giữa các trường hợp ở Kentucky với tính an toàn của vắc-xin COVID-19.”
CDC cũng khẳng định rằng những người đã khỏi COVID-19 được tiêm chủng là an toàn, và không có khoảng thời gian tối thiểu nào được khuyến nghị giữa thời điểm mắc COVID-19 và tiêm chủng. “Nên tiêm vắc-xin cho người bất kể có tiền sử đã mắc bệnh SARS-CoV-2 có triệu chứng hay không triệu chứng [loại vi rút gây nhiễm COVID-19”, CDC nêu rõ.
Tuy nhiên, kết quả sơ bộ từ một nghiên cứu hơn 20 nhà nghiên cứu đồng tác giả lưu ý rằng những người bị nhiễm COVID-19 trong quá khứ “có tác dụng phụ toàn thân với tần suất cao hơn đáng kể” sau khi tiêm chủng so với những người khác. Người phát ngôn của CDC cũng cho biết: “CDC đã biết về các báo cáo về sự gia tăng phản ứng (như sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ) ở những người đã nhiễm COVID-19.”
Dưới áp lực từ Hạ nghị sĩ Thomas Massie (Đảng Cộng hòa, bang Kentucky), người đầu tiên phơi bày thông tin không chính xác của CDC vào tháng 12, cơ quan này gần đây đã đưa ra một bản đính chính. Nhưng họ đã sử dụng từ ngữ dễ gây hiểu lầm rằng các nghiên cứu cho thấy vắc-xin có tác dụng tích cực với những người trước đó bị nhiễm COVID-19.
Những bệnh nhân ốm yếu có nên tiêm vắc-xin COVID-19?
Tháng 1 năm nay, Bloomberg đăng bài về việc Na Uy cảnh báo các rủi ro của việc sử dụng vắc-xin COVID-19 với các bệnh nhân trên 80 tuổi. Theo đó, 23 người đã chết sau khi tiêm liều vắc-xin đầu tiên. Sau khi khám nghiệm tử thi 13 người, Cơ quan y tế Na Uy kết luận rằng các tác dụng phụ thường gặp với vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna “có thể góp phần gây tử vong ở một số bệnh nhân yếu.”
Ngược lại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phủ nhận ý kiến này. Họ cho rằng các trường hợp tử vong “phù hợp với tỷ lệ tử vong dự kiến, các nguyên nhân tử vong ở trong một nhóm nhỏ những người già yếu, và thông tin hiện có không đủ cơ sở xác định vắc-xin có liên quan đến các trường hợp tử vong.”
AstraZeneca/Oxford là một loại vắc-xin COVID-19, gần đây đã được WHO phê duyệt sử dụng. Tờ báo học thuật The Conversation của Australia and New Zealand đã khuyến nghị không dùng vắc-xin AstraZeneca cho người cao tuổi ốm yếu.
Bài viết cũng chỉ ra rằng: “Điều đáng lo ngại không phải là có dữ liệu cho thấy vắc-xin không hiệu quả ở người cao tuổi, mà là không có đủ bằng chứng cho thấy vắc-xin có hiệu quả ở nhóm tuổi này.” Các cơ quan quản lý ở châu Âu đang tranh cãi về việc liệu có nên tiêm vắc-xin AstraZeneca cho người cao tuổi hay không.
Cuối tháng 1, Financial Times cũng có bài viết rằng chính quyền Đức cũng không khuyến khích người dân trên 65 tuổi dùng vắc-xin AstraZenca-Oxford.
Lựa chọn giữa đạo đức và khoa học
Việc có nên khuyên dùng vắc xin cho người cao tuổi liên quan đến vấn đề đạo đức hơn là khoa học. Cụ thể là chúng ta cần tiêu chuẩn nào để thiết lập tính hiệu quả của vắc xin trước khi phê duyệt để sử dụng trong đại dịch?
Càng có nhiều bằng chứng, các cơ quan quản lý càng có thể chắc chắn rằng vắc xin hoạt động và về chiến lược phân phối nào sẽ tối đa hóa lợi ích sức khỏe cộng đồng của nó. Nhưng việc thu thập bằng chứng cần có thời gian.
Tiêu chuẩn càng cao thì sự chậm trễ càng lớn. Trong đại dịch, sự đánh đổi này đặc biệt gay gắt. Thời gian ở đây là sự sống.