Việt Nam vượt ngưỡng 8.000 ca nhiễm, Hà Nội suýt soát 700 ca; Ghi nhận 129 ca nặng, 35 ca nguy kịch, BN trẻ nặng nhất mới 22 tuổi bị đông đặc và xẹp phổi; WHO: không có “biến thể COVID-19 mới” ở Việt Nam; Malaysia thiết lập kỷ lục hơn 100 người chết vì Covid-19 trong 1 ngày…là những tin nổi bật của bản tin ngày 4/6/2021.
Dưới đây là thông tin chi tiết:
Sáng 4/6 có 52 ca mới, Việt Nam vượt ngưỡng 8.000 ca nhiễm, Hà Nội suýt soát 700 ca
Theo Bộ Y tế, sáng 4/6, Việt Nam có thêm 52 ca nhiễm mới trong đó tại Bắc Giang (35), Bắc Ninh (14), Hà Nội (2), Thái Bình (1). Việt Nam đã vượt ngưỡng 8.000 ca với bệnh nhân mới nhất có số thứ tự 8115, trong đó Hà Nội ghi nhận 699 ca.
VTC News đưa tin từ cuộc họp báo thường kỳ của Chính Phủ vào ngày 3/6 rằng Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, biến chủng virus SARS-CoV-2 không chỉ lây qua giọt bắn mà còn không khí, do đó việc đeo khẩu trang là rất quan trọng.’Biến chủng SARS-CoV-2 lây qua không khí, đeo khẩu trang rất quan trọng’
129 ca nặng, 35 ca nguy kịch, BN trẻ nặng nhất mới 22 tuổi bị đông đặc và xẹp phổi
Theo VietnamNet, 4.800 bệnh nhân VPVH đang điều trị tại 98 cơ sở y tế, trong đó nhiều nhất tập trung tại Bắc Giang với hơn 2.600 bệnh nhân. Trong số này hiện có 129 ca nặng; 35 ca nguy kịch, trong đó có 29 ca thở máy xâm nhập, 6 ca đang thở ECMO. Trường hợp bệnh nhân trẻ nặng nhất hiện nay là ca bệnh 7445, nam sinh viên 22 tuổi quê ở Long An. Bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM được can thiệp ECMO, thở máy, an thần, giãn cơ, lọc máu bằng màng hấp phụ cytokine, truyền tiểu cầu. Bệnh nhân bị đông đặc phổi, xẹp phổi, giãn thất phải. Các chuyên gia đánh giá trường hợp này diễn biến nặng giống hệt bệnh nhân 91, là phi công người Anh.
Người Lao động đưa tin vào sáng ngày 3/6, Hà Nội có thêm 2 nhân viên y tế tại BV Thanh Nhàn mới nhiễm Covid-19 do chăm sóc F0 trong khu cách ly. Ông Đào Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết trong quá trình chăm sóc các bệnh nhân, 2 điều dưỡng đều trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, nên nhiều khả năng nhân viên bị nhiễm bệnh do sơ suất khi tháo đồ bảo hộ.
WHO: không có “biến thể COVID-19 mới” ở Việt Nam
Theo Lao Động ngày 3/6, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết biến chủng nCoV mới ghi nhận tại Việt Nam gần đây không phải chủng lai giữa Anh và Ấn Độ, mà vẫn thuộc chủng Ấn Độ B.1.617.2 nhưng có một số đột biến bổ sung và cần nghiên cứu thêm. Tiến sĩ Kidong Park, trưởng đại diện WHO khăng định: “Không có biến thể Covid-19 mới ở Việt Nam” tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên ông cho biết biến chủng này rất nguy hiểm, lây lan nhanh. Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, “hiện tại, không có cảnh báo đáng báo động nào từ WHO”.
Tổ chức Y tế Thế giới hôm 31.5 thông báo hệ thống đặt tên mới cho các biến thể SARS-CoV-2 bằng cách sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp. Trong đó, biến thể B.1.617.2 phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ được là “Delta” chứ không phải gọi là “biến chủng Ấn Độ”. Lý do WHO đưa ra là để tránh kỳ thị chủng tộc.
Người chết vì COVID-19 ở Malaysia cao kỷ lục, vượt ngưỡng 100 người/ngày?
Theo Reuters, vào ngày 2/6, Malaysia thông báo có 126 trường hợp thiệt mạng do COVID-19, trong đó có 123 nạn nhân là người Malaysia và 3 người nước ngoài. Đây là số người chết trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Malaysia này. Cùng ngày, Malaysia ghi nhận 7.703 ca nhiễm nCoV mới.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin tuyên bố áp đặt lệnh “phong tỏa toàn diện” trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2021. Cuộc khủng hoảng y tế tại Malaysia đang chuyển sang giai đoạn tồi tệ nhất khi số ca mắc mới COVID-19 tại quốc gia này tăng theo cấp số nhân.
Phô diễn sức mạnh, Trung Quốc không dừng tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông?
The SCMP, Trung Quốc đã có màn khoa trương sức mạnh ồn ào trên Biển Đông vào ngày 31/5, dẫn đến cáo buộc xâm phạm không phận từ Kuala Lumpur.
Theo sơ đồ Không quân Malaysia công bố ngày 1/6, các máy bay vận tải chiến lược Trung Quốc đã đi vào vùng thông báo bay (FIR) Kota Kinabalu của Malaysia trưa 31-5. Cũng theo sơ đồ này, nhóm máy bay Trung Quốc đã né FIR Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý, đi xuyên qua FIR Singapore trước khi tiến vào FIR Kota Kinabalu.
Việc Trung Quốc điều vận tải cơ đến vùng biển tranh chấp với Kuala Lumpur là tín hiệu đáng lo ngại, cho thấy Trung Quốc sẽ không dừng tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông.
Xem thêm: Mời quý vị xem video bản tin ngày 4/6