Site icon MUC News

Tranh giành quyền lực trong chính phủ lâm thời của Taliban

Nội bộ Taliban tranh giành quyền lực ngay sau khi giành được chính phủ Afghanistan. Ảnh chụm màn hình video của AFP đăng trên Youtube về các thành viên Taliban.

Nội bộ Taliban tranh giành quyền lực ngay sau khi giành được chính phủ Afghanistan. Ảnh chụm màn hình video của AFP đăng trên Youtube về các thành viên Taliban.

Báo chí Anh đưa tin, vài ngày sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát chính phủ Afghanistan, các thủ lĩnh của hai phe đối địch đã tranh giành quyền lực ngay tại dinh tổng thống ở thủ đô Kabul. Tuy nhiên, Taliban đã phủ nhận thông tin này.

https://mucnews.com/wp-content/uploads/2021/09/taliban-tranh-gianh-quyen-luc.mp3

Tranh giành quyền lực trong lãnh đạo cấp cao Taliban

Theo BBC hôm thứ Tư (15/9), một quan chức cấp cao của Taliban đã tiết lộ rằng, trọng tâm của cuộc xung đột là ai đã đóng góp nhiều nhất vào việc Taliban giành chính quyền ở Afghanistan. Và Phó Thủ tướng mới Mullah Abdul Ghani Baradar không hài lòng với sự phân bổ quyền lực của chính phủ lâm thời. Vì vậy, những người ủng hộ hai phe đối địch đã xung đột với nhau ngay trong phủ tổng thống.

Một thành viên cấp cao của Taliban có trụ sở tại Qatar và một người có liên hệ với những người có liên quan cũng xác nhận rằng đã có xung đột trong nội bộ Taliban vào cuối tuần trước.

Một nguồn tin khác của Taliban nói với BBC rằng, Baradar và Khalil ur-Rahman Haqqani, Bộ trưởng Bộ các vấn đề tị nạn và là người sáng lập tổ chức vũ trang cách mạng Haqqani, đã có những lời lẽ gay gắt với nhau. Trong khi đó, tay chân của hai phe đánh lộn với nhau ở gần đó.

Sự biến mất không lý do của lãnh đạo cấp cao Taliban

Baradar là trưởng đoàn đàm phán của Taliban, chịu trách nhiệm về các cuộc đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và Taliban tại Qatar.

Baradar tin rằng trọng tâm của các hoạt động ngoại giao nên tập trung vào tay ông ta; trong khi đó ông Haqqani tin rằng nhờ có các trận chiến mà Taliban mới giành được quyền lực tại Afghanistan.

“Mạng lưới Haqqani” luôn bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ tấn công bạo lực nhằm vào quân đội Afghanistan và các đồng minh phương Tây (lực lượng Mỹ và NATO) ở Afghanistan trong những năm gần đây.

Những vụ tấn công đó bao gồm cả vụ tấn công năm 2011 vào đại sứ quán Mỹ ở Kabul. “Mạng lưới Haqqani” đã bị Hoa Kỳ xác định là một tổ chức khủng bố. Lãnh đạo của nó, Sirajuddin Haqqani hiện là bộ trưởng nội vụ của chính phủ mới.

Baradar đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng ngay sau khi xung đột nổ ra. Có nhiều đồn đoán trên mạng xã hội rằng ông ta có thể đã chết. Nhưng các nguồn tin của Taliban nói với BBC rằng Baradar đã rời Kabul sau cuộc tranh cãi và đến Kandahar.

Trong đoạn ghi âm được cho là của Baradar được phát hành vào thứ Hai (ngày 13/9), Baradar tuyên bố rằng ông ta “đang đi chơi.” Tuy nhiên, tính xác thực của đoạn ghi âm này vẫn chưa được chứng minh.

Các quan chức Taliban luôn khẳng định “không có xung đột nào xảy ra” và nhấn mạnh rằng Baradar vẫn an toàn. Tuy nhiên, trong tuyên bố chính thức sau đó của ông, đã xuất hiện những tuyên bố không thống nhất với nhau. Người phát ngôn của Taliban nói rằng Baradar đã đến Kandahar để gặp lãnh đạo cao nhất của Taliban; nhưng sau đó lại nói với BBC rằng ông ta “mệt và muốn nghỉ ngơi”.

Nhiều người Afghanistan tin rằng họ có lý do chính đáng để nghi ngờ những tuyên bố chính thức của Taliban. Vào năm 2015, tổ chức này thừa nhận đã che đậy cái chết của thủ lĩnh Mullah Omar trong hơn hai năm và trong thời gian chờ đợi, họ tiếp tục đưa ra những tuyên bố nhân danh ông ta.