Một dự thảo báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhập khẩu hàng xa xỉ để phục vụ giới cầm quyền trong khi người dân đang thiếu đói nghiêm trọng.
Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân
Theo tờ Nikkei Asia ngày 6/8, một bản dự thảo báo cáo từ Ủy ban trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Triều Tiên cho thấy Bình Nhưỡng đã tiến hành các thử nghiệm hạt nhân tại khu liên hợp Yongbyon trong khoảng thời gian từ 12/2020 đến 2/2021.
Theo dự thảo báo cáo, Bình Nhưỡng vẫn đang tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo; bất chấp nền kinh tế nước này đang suy thoái vì đại dịch Covid-19.
Dự thảo báo cáo cho thấy, mặc dù lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất tại Yongbyon (lò phản ứng 5 MW) không có dấu hiệu hoạt động kể từ năm 2008. Tuy nhiên,”việc xây dựng bên ngoài của một lò phản ứng nước nhẹ dường như đã hoàn tất” và “việc lắp đặt máy móc có thể đang được tiến hành”.
Theo dự thảo báo cáo, hoạt động được phát hiện bên trong khu phức hợp Yongbyon thông qua tia hồng ngoại và các hình ảnh khác trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến 2/2021. Các dữ liệu này cho thấy đã có “một số thử nghiệm” hạt nhân tại khu Yongbyon.
Theo Nikkei, báo cáo dự kiến sẽ phát hành vào tháng 9/2021. Các phát hiện có thể được sử dụng làm cơ sở cho các biện pháp trừng phạt mới; đối với các cá nhân hoặc tổ chức nếu vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Vấn nạn buôn lậu hàng xa xỉ, ăn cắp tiền điện tử tại Triều Tiên
Báo cáo cũng làm sáng tỏ tình trạng buôn lậu tràn lan ở Triều Tiên bất chấp lệnh cấm vận kinh tế của LHQ.
Triều Tiên tiếp tục xuất khẩu than bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Theo báo cáo từ tháng 2 đến tháng 5/2021, ít nhất 364.000 tấn than (khoảng 41 chuyến hàng) xuất khẩu từ Triều Tiên đến khu vực Ninh Ba, Thành phố Chu San (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Tình trạng buôn lậu dầu qua tàu vẫn tiếp tục diễn ra trên biển.
Việc đóng cửa biên giới của Triều Tiên do đại dịch đã làm gián đoạn hầu hết các hoạt động nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, các mặt hàng xa xỉ vẫn đang được thông quan.
Dự thảo báo cáo cho biết, Triều Tiên buôn lậu lốp xe ô tô và các bộ phận, vật liệu xây dựng và thiết kế nội thất …cho biệt thự của gia đình Kim Jong Un. Các công ty Trung Quốc có liên quan đến vụ buôn lậu xe sang trị giá 1 triệu USD, bao gồm cả xe SUV Lexus LX570.
Triều Tiên cũng vẫn tích cực trong các hoạt động trộm tiền và công nghệ trực tuyến. Quốc gia này “tiếp tục thực hiện các chiến dịch lừa đảo trực tuyến chống lại ngành công nghiệp tiền điện tử”.
Một báo cáo khác của LHQ công bố tháng 3/2021 cho thấy, năm 2019 và 2020 Triều Tiên đã đánh cắp 316,4 triệu USD thông qua việc tấn công (hack) các nhà khai thác tiền điện tử.
Triều Tiên “điểm nóng” của nạn đói
Theo tờ The Korea Herald ngày 30/7, Tổ chức Nông lương (The Food and Agriculture Organization – FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Programme – WFP) đã công bố một báo cáo cáo chung, dự đoán trong năm 2021 Triều Tiên sẽ bị thiếu hụt khoảng 860.000 tấn lương thực. Nó “tương đương với lượng lương thực cần thiết cho 2,3 tháng”.
Triều Tiên nằm trong số sáu quốc gia được thêm vào danh sách “điểm nóng về nạn đói”.
Triều Tiên được biết đến với tình trạng thiếu lương thực kinh niên. Năm 2020, quốc gia này phải hứng chịu các cơn bão lớn và lũ lụt tác động đến các khu vực canh tác trọng điểm; và việc phong tỏa biên giới do đại dịch Covid-19 bùng phát. Một số nguyên nhân nữa là do sự hạn chế đối với khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo của người dân Triều Tiên; và những hạn chế thương mại dẫn đến sự thiếu hụt lương thực ngày càng trầm trọng tại nước này.
Tại một cuộc họp quan trọng của Đảng vào tháng trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thừa nhận rằng, nước này đối mặt với tình trạng thiếu lương thực “căng thẳng”.
Ngày 21/7, tờ Nikkei Asia đưa tin, số lượng người già và trẻ em ở Triều Tiên đi ăn xin gia tăng; do tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng ở nước này