Một học giả nổi tiếng Ấn Độ mới đây đã phân tích tham vọng của chính quyền Trung Quốc trong việc thâu tóm các siêu đập có liên quan đến cuộc sống của người dân khu vực châu Á.
Ông Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại New Delhi (Ấn Độ) và là thành viên của Học viện Robert Bosch ở Berlin (Đức).
Trong bài phân tích trên CNA vào tháng trước, ông Chellaney đề cập đến thực tế Trung Quốc là quốc gia có nhiều đập nhất thế giới. Số đập nước tại Trung Quốc thậm chí còn nhiều hơn số đập của toàn bộ các nước khác cộng lại.
Tham vọng khống chế nguồn nước cho châu Á
Ông Chellaney viết: “Các con đập của Trung Quốc không chỉ là biểu tượng cho sự vĩ đại của đất nước. Mục đích của chúng cũng không chỉ đơn giản là đảm bảo an ninh nguồn nước của Trung Quốc, như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố. Chúng còn được coi là một nguồn đòn bẩy mà Trung Quốc có thể sử dụng để kiểm soát các nước hạ nguồn.”
Ông cho rằng việc ĐCSTQ sáp nhập Cao nguyên Tây Tạng vào năm 1951 “đã mang lại cho Trung Quốc sức mạnh to lớn đối với bản đồ nước của châu Á”. Tây Tạng là nơi xuất phát của mười hệ thống sông lớn ở châu Á.
Giáo sư Chellaney viết: “Trong những thập niên tiếp theo, quốc gia này đã tận dụng tối đa lợi thế ven sông. Ví dụ, bằng cách xây dựng 11 con đập khổng lồ trên sông Mekong, ngay trước khi con sông này chảy vào Đông Nam Á, Trung Quốc đã đảm bảo khả năng tắt vòi nước của khu vực.”
Các nhà quan sát chỉ trích Trung Quốc lợi dụng tài nguyên nước trên sông Mekong để gia tăng quyền lực chính trị tại khu vực.
“Nhưng ĐCSTQ đang không cân nhắc đến chi phí cao cho chiến lược của mình, điều này vượt xa vấn đề xích mích chính trị với các nước láng giềng”, ông Chellaney cho biết.
“Việc xây đập vô độ của ĐCSTQ đang tàn phá môi trường đối với các hệ thống sông lớn của châu Á, bao gồm cả huyết mạch kép của Trung Quốc đại lục: sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.”
“Những con đập khổng lồ phá hủy hệ sinh thái, đẩy các loài nước ngọt đến nguy cơ tuyệt chủng, khiến các đồng bằng phải rút lui và thường thải ra nhiều khí nhà kính hơn các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hơn 350 hồ ở Trung Quốc đã biến mất trong những thập niên gần đây, và, chỉ còn lại một số sông tự do, sự phân cắt và cạn kiệt của các con sông đã trở thành đặc hữu.”
Chi phí xã hội khổng lồ
Các dự án đập của Trung Quốc còn dẫn đến các khoản chi phí xã hội khổng lồ. Đầu tiên, do việc xây dựng kém chất lượng trong ba thập niên đầu của chế độ ĐCSTQ, khoảng 3.200 đập bị sập vào năm 1981; riêng sự cố vỡ đập Bản Kiều năm 1975 đã giết chết 230.000 người.
Tất nhiên, Trung Quốc đã nâng cao năng lực xây dựng đập của mình kể từ đó; đập Bạch Hạc Than được hoàn thành chỉ trong 4 năm. Nhưng các con đập ban đầu của Trung Quốc đã trở nên quá cũ kỹ. Trong khi đó, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Vì vậy, những sự cố thảm khốc vẫn là một nguy cơ nghiêm trọng.
Hơn nữa, các dự án xây đập đã khiến một lượng lớn người Trung Quốc phải di dời. Năm 2007, ngay khi động lực xây dựng các con đập lớn của Trung Quốc đang trên đà phát triển, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tiết lộ rằng, kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Trung Quốc đã di dời 22,9 triệu người để nhường chỗ cho các dự án cấp nước. Con số này còn lớn hơn nhiều so với toàn bộ dân số của 100 quốc gia. Riêng đập Tam Hiệp đã khiến hơn 1,4 triệu người phải di tản.
Nhưng điều này dường như không làm phiền ĐCSTQ nhiều, theo ông Chellaney. .
Lòng tham đã đến lúc trả giá?
Theo Reuters, Trung Quốc hiện có hơn 98.000 hồ chứa được dùng để điều tiết lũ lụt, sản xuất điện và tạo điều kiện cho hoạt động đường thủy. Hơn 80% số hồ chứa có tuổi đời từ 40 năm trở lên. Giới chức Trung Quốc thừa nhận thực tế này đã gây ra một số gây ra rủi ro về an toàn.
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc vừa thông báo, 2 đập thủy điện tại Tây Bắc Nội Mông, Trung Quốc đã bị vỡ vào ngày 18/7 sau những trận mưa lớn, theo Reuters.
Downstream flooding due to dramatic collapse of Xinfa embankment dam yesterday in northern #China. This was caused by rainfall induced overtopping #ClimateCrisis pic.twitter.com/nChmc1cp0U
— Dr Neil Entwistle (@SalfordHydro) July 19, 2021
“Video cho thấy nước tràn qua một trong các con đập và vài phút sau toàn bộ con đập bị cuốn trôi. Thiệt hại thật thảm khốc”, một kênh tin trên Twitter mô tả.
ALERT 🚨 Two dams in China’s Inner Mongolia collapse after heavy rain
— Insider Paper (@TheInsiderPaper) July 19, 2021
pic.twitter.com/b1hGIBHVhu
Báo The Telegraph cho biết: “Các con đập bị cuốn trôi hoàn toàn, làm ngập các cánh đồng gần đó và tràn xuống các làn đường ô tô”.
Các trận lũ lụt đã xảy thất thường ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. Cũng trong tháng này, các trận mưa lớn đã gây ra lũ lụt lớn ở Tứ Xuyên, khiến hơn 100.000 người phải sơ tán.
Nhiều video lan tỏa trên các mạng xã hội cho thấy các trận lũ lụt tại miền trung và đông bắc Trung Quốc đã cuốn trôi nhiều phương tiện giao thông, nhà cửa. Một số video cho thấy có người cố gắng vật lộn để thoát khỏi dòng nước lũ.
Boats, debris and people get caught up in flash floods in central and northeastern China provinces. https://t.co/tEfnUGXkaf pic.twitter.com/AGZOVH1tso
— AccuWeather (@accuweather) July 13, 2021
Một cư dân mạng đề cập đến sự cố vỡ đập ở tỉnh Hà Nam hơn 40 năm trước. Vào tháng 8 năm 1975, 62 hồ chứa trong đó có Hồ chứa Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam bị vỡ đập. Sự cố này làm hơn 26.000 người chết đuối.
“Hậu quả là nạn dịch hạch và nạn đói đã gây ra số người chết bất thường lên tới 240.000 người.
Sự cố Bản Kiều từng được xếp vào danh sách mười thảm họa hàng đầu thế giới, vượt qua sự cố rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl”.
1975年8月,河南省发生包括板桥水库在内的62座水库溃坝事件,淹死人数超过26000人。由此引发的瘟疫和饥荒,造成非正常死亡高达240000人。
— 李 庆 (@LQ0068) July 19, 2021
板桥事件曾被评为世界十大技术灾难之首,超过了切尔诺贝利核电站泄露事件。
——
7月18日,内蒙古永安水库决堤溃坝。
7月18日,内蒙古新发水库决堤溃坝。 pic.twitter.com/KLPj74SPyz