Năm 2017, ông Tập Cận Bình đã từng tuyên bố sáng kiến “Vành đai và Con đường” sẽ là “dự án của thế kỷ”. Chính quyền Trung Quốc từng hứa sẽ chi khoảng 1 nghìn tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hàng loạt các quốc gia tham gia sáng kiến không có khả năng trả nợ. Bắc Kinh đang bị sa lầy vào các cuộc đàm phán nợ và có thể bị thiệt hại nặng nề.
- ‘Mắc bẫy nợ’ Trung Quốc, Papua New Guinea lao đao trước nguy cơ mất nước
- Tại sao nhiều quốc gia châu Á tiếp tục lún sâu vào bẫy nợ Trung Quốc?
- Lào bị đánh tụt xếp hạng quốc gia, nguy cơ dính bẫy nợ Trung Quốc
Ngày 12/12, tờ Financial Times dẫn tin từ báo cáo của chuyên gia nguyên cứu cấp cao tại “Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)”, Jonathan Hillman cho thấy, số vốn đầu tư của sáng kiến “Vành đai và Con đường” gấp khoảng 7 lần so với “Kế hoạch Marshall” mà Mỹ đã chi để hỗ trợ châu Âu tái thiết sau Thế chiến II.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” có thể bị phá sản
Theo dữ liệu được công bố vào tuần trước, thực tế đang đi chệch hướng rất nhiều so với kịch bản của ông Tập. “Vành đai và Con đường” từng được coi là chương trình phát triển lớn nhất thế giới. Nhưng hiện giờ nó có thể trở thành cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc.
Việc cho vay của các tổ chức tài chính Trung Quốc nhằm thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đuờng”, cùng với sự hỗ trợ song phương cho các chính phủ đã rơi vào vực thẳm. Bắc Kinh nhận thấy bị sa lầy trong các cuộc đàm phán lại nợ với một loạt quốc gia.
Ông Hillman nhận định, Trung Quốc đã đưa ra mô hình thiếu sót như xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong nước. Sau đó, Bắc Kinh cố gắng áp dụng mô hình đó ở nước ngoài một cách cuồng nhiệt.
Vị chuyên gia bình luận: “Trong lịch sử, hầu hết các cơ sở hạ tầng bùng nổ đều bị phá sản. Liệu Bắc Kinh có thể tránh được số phận đó hay không? Điều đó phụ thuộc vào khả năng đàm phán lại các khoản cho vay với các nước hiện đang cần xóa nợ khẩn cấp. Nếu Trung Quốc không thể hoặc không sẵn lòng cứu trợ cho các nước đang đi vay. Họ có thể trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ ở các thị trường đang phát triển”.
Trung Quốc ngầm thừa nhận sai lầm khi rót vốn cho sáng kiến “Vành đai và Con đường”
Theo dữ liệu từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston, hoạt động cho vay nước ngoài của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 75 tỷ USD vào năm 2016 xuống chỉ còn 4 tỷ USD vào năm 2019.
Trong lĩnh vực tài chính phát triển toàn cầu, việc các ngân hàng Trung Quốc giảm quy mô cho vay mạnh như vậy có thể coi là một cơn “địa chấn”. Nếu kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm khoảng cách tài trợ cho cơ sở hạ tầng.
Theo giáo sư tài chính tại đại học Hồng Kông, Chen Zhiwu, lý do các ngân hàng Trung Quốc ngừng cho vay ra nước ngoài là vì muốn tập trung nhiều nguồn lực hơn vào trong nước. Đây cũng là một phản ứng nhằm đối phó với tình trạng căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu cao cấp về Trung Quốc tại Chatham House (Vương quốc Anh), Yu Jie cho biết: “Quan hệ Trung-Mỹ có nhiều biến động. Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài hạn chế hơn đối với các công ty Trung Quốc đã khiến các nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Bắc Kinh phải đánh giá lại về các động lực tăng trưởng”.
Như vậy, việc đánh giá lại của Trung Quốc đã thừa nhận ngầm rằng: nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của họ là sai lầm.
Giám đốc Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston, Kevin Gallagher cho biết, việc đánh giá lại sáng kiến “Vành đai và Con đường” phải bao gồm đánh giá khả năng trả nợ của các quốc gia.
Các cuộc đàm phán nợ gia tăng, Trung Quốc có thể thiệt hại thảm hại
Các cuộc đàm phán lại nợ đã gia tăng do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi ở châu Phi và các nơi khác.
Theo báo cáo của công ty tư vấn Rhodium Group, ít nhất 18 quá trình đàm phán lại nợ với Trung Quốc đã diễn ra vào năm 2020. Tính đến cuối tháng 9, 12 quốc gia vẫn đang đàm phán với Bắc Kinh tính, bao gồm 28 tỷ USD các khoản vay của Trung Quốc.
Cho đến nay, Bắc Kinh tỏ ra muốn theo đuổi chính sách mềm dẻo như hoãn trả lãi, cơ cấu lại các khoản vay.
Tuy nhiên, theo ông Hillman, Trung Quốc đang phát hiện ra rằng rủi ro xảy ra trên cả Vành đai lẫn Con đường của Trung Quốc; và Bắc Kinh có thể sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ những khoản cho vay nước ngoài.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và nhân đạo của Venezuela
Từ năm 2007 đến 2013, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho Venezuela vay gần 40 tỷ USD. Phần lớn các khoản vay gắn liền với các nguồn tài nguyên dầu mỏ.
Từ năm 2013 đến năm 2017, Venezuela vay thêm 20 tỷ USD của Bắc Kinh. Hiện quốc gia này đang phải giải quyết đống nợ không trả được, khoảng 150 tỷ USD. Điều này khiến Venezuela chống lại các chủ nợ.
Chuyên gia tổ chức tư vấn có trụ sở tại Berlin, Matt Ferchen tại Merics cho biết: “Các quan chức và chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã tham gia quá mức vào mối quan hệ kinh tế và chính trị với Venezuela. Đó là sự kết hợp của tính kiêu ngạo, tham vọng và sự ngây thơ” .
“Điều này đã góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế, nhân đạo và chính trị tồi tệ nhất của khu vực trong nhiều thập niên”, ông Ferchen nói thêm.