Những diễn biến gần đây cho thấy sự đối kháng không ngừng của chính quyền Trump với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tự do tín ngưỡng.
Một trong các diễn biến mới nhất là phát biểu của Đại sứ Tự do Tôn giáo quốc tế Mỹ Sam Brownback, người được Tổng thống Trump tiến cử vào năm 2017.
Ông Brownback kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt “cuộc chiến tranh” nhắm vào những người có đức tin.
Vị đại sứ đưa ra tuyên bố này hôm 17/11 khi trả lời câu hỏi của phóng viên tại Diễn đàn của Liên minh Tín ngưỡng hoặc Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF Alliance).
‘Chiến tranh với đức tin’ – Cuộc chiến mà Trung Quốc không thể chiến thắng
“Tôi nghĩ những gì Trung Quốc đang làm là hoàn toàn sai lầm. Đó là một trong những thực trạng đàn áp tín ngưỡng tồi tệ nhất trên thế giới hiện nay, nếu không muốn nói là tồi tệ nhất”, Bộ Ngoại giao Mỹ trích lời phát biểu của ông Brownback.
Vị đại sứ cho biết: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cuộc chiến về đức tin; mà họ không có cách nào chiến thắng; nhưng vẫn nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, các Phật tử Tây Tạng, các nhà thờ Thiên Chúa giáo, Công giáo và (các học viên) Pháp Luân Công“.
Cũng trong ngày 17/11, Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra tuyên bố tương tự.
.@SecPompeo: The Chinese Communist Party’s war on faith targets Christians, Muslims, Buddhists, and Falun Gong devotees alike. The Party spares no one. pic.twitter.com/IpNesyWp2W
— Department of State (@StateDept) November 17, 2020
“Cuộc chiến về đức tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang nhắm vào các Cơ đốc nhân; người Hồi giáo; các Phật tử; và các học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ không tha cho một ai”, Ngoại trưởng Pompeo viết trên Twitter.
Tự do tín ngưỡng: Điểm khác biệt như ngày và đêm giữa Mỹ và Trung Quốc
Tổng thống Trump nhiều lần nhấn mạnh “Hoa Kỳ là quốc gia của những người có đức tin”. Trong khi đó, chính quyền của ông nhiều lần chỉ trích ĐCSTQ tiến hành “cuộc chiến tranh” nhắm vào những người có đức tin.
Đại sứ Brownback hồi tháng 8 cho biết ĐCSTQ vốn dĩ theo chủ nghĩa vô thần; và nó luôn chống lại đức tin của con người kể từ khi mới thành lập.
Đó là một trong những điểm khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới chế độ cầm quyền của ĐCSTQ. Đó cũng là một trong những điểm đối kháng căng thẳng giữa chính quyền Trump và Bắc Kinh.
Chính quyền Trump liên tục đối kháng với Trung Quốc
Tuyên bố mới đây từ Đại sứ Brownback và Ngoại trưởng Pompeo là một vài diễn biến trong cuộc đối kháng không ngừng nghỉ của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh.
Chính quyền Trump đang chống lại những thách thức mà Trung Quốc gây ra trên nhiều lĩnh vực; từ thương mại, Biển Đông đến tự do tín ngưỡng. Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố hồi tháng 10: “Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, hiện đã xây được một liên minh đẩy lùi mối đe dọa” từ Trung Quốc.
Tổng thống Trump dự kiến sẽ tiếp tục các chính sách chống lại ĐCSTQ trong nhiệm kỳ thứ hai khi ông tái đắc cử.
Trong trường hợp ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden vào Nhà Trắng, các nhà phân tích cho rằng lập trường cứng rắn với Bắc Kinh sẽ dần dần bị suy yếu. “Về mặt tinh thần, Joe Biden không phù hợp với vị trí tổng thống; và trên hết, là ông ta hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ ĐCSTQ”, cố vấn kinh tế Peter Navarro bình luận.