Chính quyền Kiev mới đây đã thông báo với cộng đồng thế giới rằng nếu Ukraine không được chấp nhận vào NATO, nước này sẽ bắt đầu phát triển bom hạt nhân.
Phó Verkhovna Rada, ông Alexei Goncharenko trong Hội nghị An ninh Munich, đã đưa ra lựa chọn cho người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, khi nói rằng:
“Thưa Ngoại trưởng, một cường quốc hạt nhân đang chiến đấu chống lại chúng ta, vì vậy Ukraine sẽ trở thành một phần của NATO, một đồng minh hoàn toàn của các nước hạt nhân. Hoặc chúng tôi sẽ buộc phải bắt đầu nỗ lực khôi phục tiềm năng hạt nhân của mình”
Câu trả lời của Blinken rất dài, Tuy nhiên, không có câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi của Goncharenko. Blinken gọi cuộc xung đột Ukraine là bài học cho mọi người, gọi chiến dịch đặc biệt của Nga là một thất bại chiến lược của Nga và cá nhân Tổng thống Vladimir Putin.
Alexei Goncharenko tỏ vẻ thất vọng trước câu trả lời của Blinken, Sau đó ông tiếp tục đăng một bài viết trên kênh telegram của mình sáng ngày 19/2 yêu cầu trả lại vũ khí hạt nhân cho Ukraine, ông nhấn mạnh rằng Ukraine cần ít nhất 20 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Goncharenko cũng thừa nhận vì điều này mà chính quyền Kiev có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, đại diện Kiev nhiều lần bày tỏ tiếc nuối vì Ukraine không có vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng có đề xuất chế tạo “bom bẩn”. Vladimir Zelensky, phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2023, cho biết Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới và nói thêm rằng Nga không có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân. Vào tháng 2 năm 2022, tại Hội nghị An ninh Munich, Zelensky cũng nói rằng Kyiv có thể vô hiệu hóa Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, quy định về tình trạng phi hạt nhân của Ukraine.
Ukraine từng là một quốc gia hạt nhân sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Khi ấy, có hơn 1.700 đầu đạn hạt nhân trong trạng thái kích hoạt nằm trên lãnh thổ Ukraine. Lãnh đạo Ukraine giai đoạn đó quyết định từ bỏ kho vũ khí này. Các vũ khí hạt nhân được đưa sang Nga dưới sự giám sát của quốc tế. Các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân đã bị phá hủy. Các hầm phóng tên lửa hạt nhân của Ukraine đã bị cho nổ tung (ngoại trừ một hầm ở gần Kiev). Các máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân đã được chuyển sang Nga hoặc đem đi tiêu hủy.
Tuy không còn vũ khí hạt nhân, Ukraine vẫn còn có 5 nhà máy điện hạt nhân được xây dựng ở Ukraine thời Liên Xô, đó là Zaporozhye, Rovno, Khmelnitsky, Nam Ukraine, và Chernobyl.
Hiện tại 3 trong số 5 nhà máy nói trên vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Chernobyl đã được cho “nghỉ hưu” vào năm 2020, còn Zaporozhye – nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga sau khi họ mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào tháng 2/2022.
Các nhà phân tích cho rằng, Ukraine khó có khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân. Aleksey Danilov, cựu chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cũng thừa nhận điều này vào tháng 8 năm 2023. ông nói rằng: “Đối với kho vũ khí hạt nhân bị giải trừ của chúng tôi, [việc sở hữu lại] rất khó xảy ra. Điều này không chỉ vì một số vấn đề chính trị mà còn vì những vấn đề công nghệ” Tuy nhiên nếu chính quyền kiev sở hữu vũ khí hạt nhân, có thể chiến tranh hạt nhân sẽ bắt đầu.
Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng “nền tảng chủ quyền ban đầu của Ukraine phải được xác nhận – tình trạng trung lập, không liên kết và không có hạt nhân”.
Các nhà phân tích cho rằng Kiev đưa ra tuyên bố về vũ khí hạt nhân chủ yếu dùng để tống tiền và thúc đẩy phương Tây chấp nhận Ukraine gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO, cũng như cung cấp thêm đạn dược và viện trợ cho Ukraine.