Nhân lúc các quốc gia đang căng mình chống dịch COVID-19; với những hành động ‘một mình một kiểu’, bất chấp luật pháp Trung Quốc đã khuấy động Biển Đông suốt năm 2020. Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng gay gắt và ngày càng thấy rõ hơn nữa bản chất ‘thừa nước đục thả câu’ của nước này.
- Việt Nam nên trông cậy vào ai để giữ chủ quyền ở Biển Đông?
- Biden và Trung Quốc: Mối quan hệ nguy hại cho Biển Đông?
- Thân Trung Quốc, Philippines trả giá vì ‘không chọn bạn mà chơi’: Bài học cho Việt Nam
Theo Rappler; năm 2020 đầy bất ổn và vô số khó khăn từ đại dịch COVID-19, có nguồn gốc lây lan từ chính Trung Quốc; nhưng điều đó không làm giảm những hành vi gây hấn của nước này ở Biển Đông.
Tài liệu nghiên cứu từ Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington đã phát hiện Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) hiện diện gần như hàng ngày tại những vùng biển tranh chấp trên biển Đông vào năm 2020.
Trước hành động của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và thế giới cùng lên tiếng phản đối.
“Cuộc chiến công hàm”
Theo văn phòng Liên Hợp Quốc; từ 12/2019 đến 10/2020, hàng loạt quốc gia đệ trình công hàm ngoại giao bác bỏ những yêu sách hàng hải vô lý của chính quyền Trung Quốc. Trong đó có: Philippines, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Brunei, Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức,…
Tuy nội dung công hàm có sự khác nhau; nhưng các nước nhất trí cho rằng yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp.
AMTI đánh giá “cuộc chiến công hàm” là một “cơ sở quan trọng” cho tranh chấp pháp lý ở Biển Đông.
Trung Quốc khuấy động biển Đông
Trung Quốc trao đặc quyền cho Cảnh sát biển nước này (CCG); nhằm thực hiện chính sách đe dọa, bắt nạt nước láng giềng.
Ví như Việt Nam sáng 2/4/2020; một tàu cá Quảng Ngãi đang hoạt động trên vùng biển Trường Sa thì bị tàu CCG đâm chìm. Hôm sau, CCG tiếp tục uy hiếp 2 tàu cá Quảng Ngãi khác đến ứng cứu…
Hay với Philippines; các cuộc tuần tra một tàu CCG tại bãi cạn Scarborough đã tăng lên 287 ngày năm 2020; tăng cao so với 162 ngày được ghi nhận vào năm 2019…
Ngày 18/4, Trung Quốc ngang nhiên công bố cái gọi là “khu Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa) và “khu Nam Sa” (quần đảo Trường Sa), “khu Trung Sa” (bãi Macclesfield) thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.
Ngoài việc đặt danh xưng vô lý; Trung Quốc còn đẩy mạnh hoạt động dân sinh trên các đảo nhân tạo; và cấm các nước khác đánh bắt cá, khai thác dầu khí,…
Trung Quốc liên tục tuyên truyền về yêu sách chủ quyền sai lệch và bác bỏ những phán quyết của trọng tài quốc tế 2016.
Hoa Kỳ tham gia ‘cuộc chiến công hàm’
Vào năm 2020; một nỗ lực đáng kể chống lại Trung Quốc ở Biển Đông chính là sự tham gia của Mỹ; đây là sự ủng hộ mạnh mẽ và rõ ràng nhất của Mỹ với phán quyết Hague năm 2016.
Ngày 13/ 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra tuyên bố về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách trên Biển Đông; trong đó tập trung chỉ trích các tuyên bố phi lý và trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Mỹ sau đó còn công bố danh sách 24 doanh nghiệp Trung Quốc bị trừng phạt; do liên quan đến hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang trên nhiều mặt như công nghệ và thương mại, nhân quyền,… và trên cả Biển Đông.
Rappler cho rằng Biển Đông sẽ là một trong những khu vực quan trọng để Mỹ kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.
Kính mời quý độc giả đăng ký theo dõi tin tức cập nhật của MUCNews tại: