Ngoại giao “bẫy nợ” là một phần chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Bắc Kinh gài nợ các quốc gia đi vay bằng những khoản nợ khổng lồ để tăng đòn bẩy của mình đối với họ. Venezuela dường như là “nạn nhân” mới nhất trong danh sách các quốc gia chao đảo dưới cái bóng nợ nần khủng khiếp từ Trung Quốc, theo tờ OpIndia ngày 16/2.
- Âm mưu chia để trị: Trung Quốc giăng bẫy nợ Việt Nam – Lào – Campuchia
- Những quốc gia châu Á sập bẫy nợ của Trung Quốc và một số nạn nhân tiếp theo?
- Tại sao nhiều quốc gia châu Á tiếp tục lún sâu vào bẫy nợ Trung Quốc?
Trung Quốc cho vay số tiền khổng lồ để đổi lấy dầu của Venezuela
Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Nước này đã sẵn sàng trở thành đối tác hoàn hảo; đáp ứng các yêu cầu về dầu ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Trong những năm 2000, dưới thời nhà lãnh đạo Hugo Chavez, Venezuela và Trung Quốc có mối quan hệ sâu sắc; không chỉ ở Nam Mỹ mà trên toàn cầu. Ông Chavez và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đã ký kết một thỏa thuận đối tác; trong đó Trung Quốc cho Venezuela vay tiền để đổi lấy dầu thô của quốc gia Nam Mỹ.
Thời điểm đó, ông Chavez đã coi Trung Quốc như một “liều thuốc chữa bách bệnh” đối với cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela.
Từ năm 2012, khi tình trạng sức khỏe của ông Chavez suy yếu, Bắc Kinh lo lắng về mối quan hệ với Venezuela.
Năm 2014, ông Chavez qua đời và được thay thế bởi một nhà lãnh đạo mà Bắc Kinh không mấy tin tưởng. Thêm vào đó, tình trạng giá dầu suy thoái trên toàn cầu đã dẫn đến một sự thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa hai nước. Chính phủ Venezuela đã không thể tuân theo các điều khoản ban đầu của khoản vay khổng lồ 60 tỷ USD từ Bắc Kinh.
Đến tháng 8/2020, Venezuela vẫn còn nợ Trung Quốc hơn 19 tỷ USD. Nước này đã phải xin các ngân hàng Trung Quốc ân hạn khoản vay cho đến cuối năm 2020. Trong khi đó, Venezuela xảy ra hỗn loạn chính trị nghiêm trọng. Chính quyền Tổng thống Nicolás Maduro và phe đối lập tranh giành quyền lực gay gắt. Điều này khiến Bắc Kinh thêm lo ngại về khả năng trả nợ của quốc gia Nam Mỹ.
Trung Quốc “gài bẫy” cuộc khủng hoảng nợ của Venezuela
Không chỉ chính quyền Venezuela mà ngay cả các doanh nghiệp nước này cũng rơi vào “bẫy nợ” do các ngân hàng Trung Quốc gây ra, theo OpIndia.
Năm 2009, Venezuela ký một thỏa thuận hấp dẫn với Trung Quốc để xuất khẩu quặng sắt sang Bắc Kinh. Đổi lại, Trung Quốc sẽ cho Venezuela vay 1 tỷ USD. Theo thỏa thuận này, tập đoàn khai thác mỏ CVG Ferrominera Orinoco của Venezuela sẽ cung cấp 42,96 triệu tấn quặng sắt cho công ty thép Trung Quốc Wuhan Iron and Steel Corporation (Wisco) trong 8 năm.
Thỏa thuận ban đầu được cho là “đẹp như mơ” đối với Venezuela. Nhưng nó nhanh chóng trở thành một cơn ác mộng đáng sợ. Các khoản nợ của nước này tăng vọt ngay do phần lớn các cam kết kinh doanh của Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện.
Năm 2009, khi thỏa thuận được ký kết giữa hai nước, thật không may sản lượng CVG) đã giảm khoảng 35%. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc chuyển khoảng 1 tỷ USD vào ngân hàng Venezuela. Các khoản tiền này nhằm cải thiện hoạt động sản xuất quặng sắt và năng lực sản xuất của CVG Ferrominera; với điều khoản CVG trả nợ bằng cách bán bán 42,96 triệu tấn quặng sắt cho Wisco.
Ngay từ đầu CVG Ferrominera đã phải vật lộn để theo kịp cam kết của mình. Theo thỏa thuận được ký vào tháng 10/2009, phía Venezuela sẽ giao đợt đầu tiên là 160.000 tấn quặng sắt vào cuối tháng 10; 160.000 tấn trong tháng 11 và 140.000 tấn vào tháng 12.
Venezuela trả giá đắt vì ký với Trung Quốc một thương vụ bất lợi và “bất khả thi”
Tuy nhiên, việc giao hàng đã bị trì hoãn. Trong năm 2010, hạn ngạch đã thỏa thuận cao hơn nhiều; khoảng 29% tổng sản lượng cuối cùng của Ferrominera trong năm đó, khoảng 14 triệu USD. Đây là mục tiêu đầy tham vọng nếu công ty Venezuela nâng cao năng lực của mình như đã đặt ra trong khoản vay của Trung Quốc.
Các nhà chức trách Venezuela nhanh chóng chứng minh rằng họ đã sẵn sàng dấn thân vào một “đám ma”, từ đó không còn lối thoát, OpIndia bình luận.
Tính đến tháng 6/2010, CVG Ferrominera chỉ giao được 337.250 tấn quặng sắt, chưa bằng 10% hạn ngạch đã thỏa thuận. Để thực hiện cam kết hàng năm, họ phải giao 3.461.946 tấn quặng sắt. Đó là một nhiệm vụ dường như “bất khả thi”.
Một phái đoàn chung của Venezuela cảnh báo rằng, Ferrominera sẽ sớm phải trả cho Trung Quốc một số tiền tương đương với khối lượng không được giao theo giá thỏa thuận. Điều đó có nghĩa là công ty CVG phải trả 70 triệu USD, cùng với chi phí vận chuyển, phí bốc dỡ hàng hóa và những thứ khác.
Cuối cùng, chính quyền Venezuela nhận ra rằng họ đã ký một hợp đồng bất lợi và khó thực hiện với Bắc Kinh. Đó không phải là một thương vụ xuất khẩu thông thường. Trung Quốc chỉ phải trả 1 tỷ USD để mua 42,96 triệu tấn quặng sắt. Trong khi đó giá thị trường của lượng quặng này trong năm 2009 là gần 4 tỷ USD.