Site icon MUC News

Vì sao người Mỹ cương quyết bảo vệ quyền sở hữu súng?

Hiến pháp Mỹ quy định Quyền sở hữu vũ khí. Hơn 200 năm sau, phái thiên tả của Đảng Dân chủ lmuốn kiểm soát súng, sửa đổi Tu chánh án 2. Đó có phải là để bảo vệ người dân Mỹ hay không? Chưa chắc. (Ảnh Tổng hợp)

Những Người Cha Lập quốc trong buổi đầu sơ khai của nước Mỹ đã kiên định bảo vệ quyền sở hữu vũ khí, dựa trên kinh nghiệm và thực tế trong cuộc chiến giành độc lập của họ trước Đế quốc Anh. Hơn 200 năm sau, phái thiên tả của Đảng Dân chủ lại muốn kiểm soát súng. Đó có phải là để bảo vệ người dân Mỹ hay không? Chưa chắc. 

Xem kỳ 1: Xả súng kinh hoàng tại Mỹ: Súng có tội hay vô tội

Mô hình chính quyền chưa từng có trên thế giới

Ngày 25/5/1787, tại tòa nhà Hạ viện tiểu bang Pennsylvania trên đường Chestnut (thành phố Philadelphia) có một nhóm người miệt mài ghi chép và tranh luận trong bầu không khí nóng như hun đúc của mùa hè khắc nghiệt. 

Khi 55 người đàn ông được triệu tập tới Philadelphia vào mùa hè lịch sử năm ấy, nước Mỹ vừa trải qua một cuộc chiến đầy cam go với đế chế Anh. Đất nước bị tàn phá tan hoang do tách khỏi mẫu quốc Anh.

Thêm nữa, Hiệp ước Hòa Bình với người Anh hầu như không có hiệu lực, và chính quyền Mỹ non trẻ cũng chẳng có chút vị thế gì trong con mắt của các quốc gia châu Âu.

Trước tình thế nguy nan ấy, 55 đại biểu được 13 tiểu bang cử làm đại diện đến tham dự Hội nghị Liên bang với nhiệm vụ sửa đổi và bổ sung những điều khoản cần thiết cho Hiến pháp đương thời. 

Bản Hiến Pháp chỉ vẹn vẹn 4 trang với kích thước 73x60cm được cho là: “Hiến pháp liên bang hoàn hảo nhất từng tồn tại”. (Ảnh chụp màn hình)

Đây là cuộc tụ họp của những con người đã làm nên cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776,  và sứ mệnh của họ giờ đây là xây dựng một đất nước vững chãi hơn.

Có thể nói, trận chiến đầu tiên của cuộc Cách mạng Mỹ là cuộc chiến giành quyền kiểm soát súng. Chính phủ Anh khi ấy muốn thu giữ những khẩu súng thuộc sở hữu hợp pháp của người dân thuộc địa. Mục đích là để giải giáp lực lượng dân quân thuộc địa và từ đây quân đội Anh có thể dễ dàng kiểm soát những người “nổi dậy”.

Để giành độc lập khỏi sự áp bức của “mẫu quốc” Anh, những người Mỹ thuộc địa đã đứng lên đánh bại chính phủ chuyên chế Anh đang tìm cách xâm phạm nhiều hơn quyền tự do của những người thuộc địa, bao gồm cả quyền sở hữu vũ khí của họ. 

Sự độc lập của nước Mỹ có thể không tồn tại nếu những người thuộc địa bị tước vũ khí. Đây là một trong những lý do khiến Tu chính án thứ hai được bổ sung vào Hiến pháp Mỹ

Quyền sở hữu súng là bất khả xâm phạm

Bản sửa đổi thứ hai của Tuyên ngôn Nhân quyền trong Hiến pháp Mỹ ghi rằng:

“Vì một lực lượng dân quân quy củ là cần thiết cho an ninh của một đất nước tự do, quyền của người dân được nắm giữ và mang vũ khí sẽ không thể bị xâm phạm.”

Đây là Tu chánh án thứ 2 trong số 10 tu chánh án đã được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1789, phê chuẩn năm 1791 và thành luật trong suốt gần 2 thế kỷ rưỡi qua.

Mặc dù chắc chắn có một số điểm không còn phù hợp trong bối cảnh ngày nay, nhưng điều quan trọng là tại sao Tu chính án 2 vẫn tồn tại cho đến nay, bất chấp Đảng Dân chủ muốn sửa đổi và Đảng Cộng hòa ra sức bảo vệ nó.

Nhiều đảng viên Dân chủ theo phái thiên tả đã không ít lần cố gắng sửa đổi ý nghĩa của Tu chính án này. Họ quan niệm rằng, quyền vũ trang là một loại quyền tập thể, dành cho các tổ chức nhà nước như Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (National Guard), chứ không phải là một dạng quyền cơ bản của công dân. 

Rõ ràng đây không phải là điều mà những Người cha Lập quốc Mỹ kỳ vọng khi soạn thảo Hiến Pháp. 

Cụ thể hơn, Tu chính án 2 này phải được hiểu là Chính phủ liên bang không có thẩm quyền xâm phạm quyền sở hữu và mang vũ khí của người dân.

Quyền vũ trang được lý giải là quyền tự vệ cá nhân (self-defense), vốn là quyền tự nhiên cơ bản (fundamental natural right), phát sinh từ quyền được sống (right to life) được ghi rõ trong Hiến pháp Mỹ.

Sở hữu vũ khí: Phương thuốc đặc hiệu “trị’ độc tài

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những nhà độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử như Stalin, Pol Pot, Hitler, Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân… đều không cho phép người dân của mình sở hữu vũ khí? 

Lịch sử đã chứng minh rằng, với độc quyền bạo lực vũ khí trong tay, các nhà độc tài dễ dàng giết chết hàng chục triệu công dân không có khả năng tự vệ để bảo vệ quyền lực của mình. 

Từ một họa sĩ thất nghiệp, Adolf Hitler vươn lên đỉnh cao quyền lực, trở thành kẻ độc tài phát xít – lãnh tụ của Đảng Quốc xã gây ra cái chết thảm thương của hơn 12 triệu người. (Ảnh Tổng hợp)

Vụ tắm máu người dân Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 là một ví dụ điển hình trong thời kỳ hiện đại. Các lãnh đạo ĐCSTQ đã điều xe tăng nghiền nát những sinh viên không tấc sắt trong tay, khi họ biểu tình đòi quyền tự do dân chủ. 

Trở lại cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, nền kinh tế Mỹ non trẻ vừa mới giành được độc lập từ Vương quốc Anh bị tàn phá nặng nề. Sức mạnh của chính phủ liên bang bị giới hạn. Để duy trì một đội quân thường trực cùng với vũ khí cần thiết để bảo đảm sức mạnh quân sự trước quân đội hùng mạnh của Anh là nhiệm vụ rất khó khăn. Vì vậy, sự tồn tại của một lực lượng dân quân yêu nước, tự vũ trang là cần thiết.  

Từ đây, cần phải hiểu rõ ba vấn đề quan trọng khi các nhà lập quốc đề ra Tu chánh án 2:

  1. Quyền mang vũ khí mang lại cho công dân cơ hội tự cung tự cấp và tự săn bắt thức ăn. (Điều này chắc chắn phù hợp trong những ngày đầu thành lập của nước Mỹ, nhưng vẫn là một quyền của người Mỹ trong thời hiện đại).
  2. Quyền mang vũ khí là một chính sách “bảo hiểm” chống lại việc trao quyền kiểm soát vũ khí cũng như quân đội cho chính phủ liên bang. Nỗi lo sợ về một chế độ độc tài toàn trị luôn ám ảnh thường trực đối với những nhà lập quốc Mỹ. Vì vậy, không có gì bất ngờ khi họ ngại ngần trao toàn quyền kiểm soát quân đội cho chính phủ. Việc người dân của tiểu bang được sở hữu vũ khí sẽ giúp họ có phương tiện để chống lại sự áp bức và lạm quyền của chính phủ liên bang.
  3. Quyền mang vũ khí còn cho phép người dân có thể tự vệ trước tội phạm cướp bóc ở trong nước. Nước Mỹ non trẻ trong những ngày sơ khai còn phải chống đỡ với các cuộc bạo loạn của những nông dân hung tợn nổi dậy chống lại chính quyền. Các công dân có vũ khí có thể tự vệ và bảo vệ cả những người hàng xóm của họ trong trường hợp cần thiết. 

Kiểm soát súng hay Sở hữu súng?

Thời thế chắc chắn đã thay đổi trong hơn 2 thế kỷ qua, nhưng nhu cầu về quyền sở hữu vũ khí của người dân Mỹ vẫn phù hợp hơn bao giờ hết.

Vụ xả súng ngày 4/7 vừa qua một lần nữa khuấy động cuộc tranh luận về việc kiểm soát súng của các thành viên Đảng Dân chủ theo phái thiên tả. 

Tuy nhiên, vụ xả súng bi thảm ngày 24/5 tại trường tiểu học ở Uvalde (bang Texas) cho thấy, cảnh sát đã “có quyết định sai lầm” khi không xông vào phòng học, khống chế tội phạm vào thời điểm tay súng Salvador Ramos đã bắn chết 10 em nhỏ trong lớp. 

Cho đến khi bị cảnh sát bắn hạ, hung thủ Ramos đã sát hại tổng cộng 21 người, bao gồm 19 trẻ em và 2 người lớn.

Điều này cho thấy, mặc dù lực lượng cảnh sát đã gia tăng về quy mô trong hơn 200 năm hình thành nước Mỹ, nhưng họ vẫn có thể mắc sai lầm. Cảnh sát không có khả năng có mặt tức thì ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào để bảo vệ người dân.

Hình ảnh về 4 vụ xả súng diễn ra vào đêm 22-23/5/2021 tại 3 tiểu bang của nước Mỹ (ảnh ghép từ Twitter).

Trong khi các đảng viên Dân chủ cực lực ủng hộ kiểm soát súng, thì các thành viên Đảng Cộng hòa luôn coi việc sở hữu súng là quyền hiến định của mọi công dân Mỹ. Những người bảo vệ Tu chánh án 2 này lập luận rằng, quyền mang vũ khí để đảm bảo công dân có thể đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên, cho đến khi cơ quan thực thi pháp luật có thể can thiệp.

Tổng thống Joe Biden đã có một bài phát biểu đổ lỗi cho súng gây ra vụ xả súng kinh hoàng ở Uvalde. NBCnews cho biết, “Tổng thống Biden đã nhiều lần cầu xin Quốc hội thông qua luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn”, bao gồm cấm các loại vũ khí tấn công như súng trường AR-15 và ổ đạn có dung lượng lớn.

Ông Biden cũng nói rằng, “Trẻ em đang chết vì Hiệp hội súng vận động hành lang trục lợi”. 

Tuy nhiên các con số thực tế cho thấy trong năm 2021: 

Tại sao chính quyền Joe Biden lại phản ứng nhanh chóng như vậy để chuyển hướng người dân Mỹ về những sự thật xung quanh các vụ xả súng? Trong khi ấy chính quyền Joe Biden lại sẵn sàng chi hàng chục tỷ đô la vũ khí để tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine?

Kiểm soát súng có giúp giảm tội phạm về súng?

Vụ xả súng tại Công viên Highland, ngoại ô Chicago ngày 4/7 tiếp tục ghi nhận Chicago là thành phố bạo lực nhất nước Mỹ. Theo ABCnews, Chicago là thành phố lớn thứ ba của Mỹ, đã dẫn đầu cả nước với 739 vụ giết người tính đến cuối tháng 11/2021. 

Điều ngạc nhiên là, Chicago cũng là thành phố ban hành luật sở hữu súng nghiêm ngặt nhất nước Mỹ. Thị trưởng Chicago – bà Lori Lightfoot là một đảng viên Dân chủ ủng hộ kiểm soát súng.

Tuy nhiên, phần tử tội phạm ở Chicago đã thực hiện các vụ giết người gấp 2,5 lần so với tỷ lệ binh sĩ Mỹ tử trận trong các vùng chiến sự. Chỉ riêng trong năm 2016, ở Chicago đã xảy ra 3.550 vụ xả súng và 762 vụ giết người. (abcnews)

Như vậy có thể thấy, luật kiểm soát súng của đảng Dân chủ có tác dụng rất ít, hoặc không thể ngăn cản các tay súng phạm tội ác. 

Các thành phố tội ác đều do Đảng Dân chủ điều hành

Theo Foxnews, ít nhất 12 thành phố lớn của Mỹ đã phá kỷ lục giết người. Những thành phố này gồm: Rochester (bang New York), Philadelphia (Pennsylvania); Toledo (Ohio); Columbus (Ohio); Baton Rouge (Louisiana); Austin (Texas); Louisville (Kentucky); St.Paul (Minnesota); Portlan (Oregon); Tucson (Arizona); Albuquerque (New Mexico). 

Điều đáng nói là 12 thành phố này đều có thị trưởng theo đảng Dân chủ. Nhiều người trong số họ cho rằng, những khẩu súng gây tội ác phần lớn đến từ bên ngoài các thành phố/hoặc tiểu bang của họ.

Nói chính xác hơn, phần lớn súng được sử dụng trong các vụ phạm tội tại các thành phố này đều là bất hợp pháp. Điều đó chứng tỏ Luật kiểm soát súng mà Đảng Dân chủ thúc đẩy không có ý nghĩa gì đối với yếu tố tội phạm.

Hơn nữa, nếu súng là nguyên nhân gây ra tội phạm và tội phạm có súng từ những bang có luật kiểm soát súng lỏng lẻo hơn (đa số là bang do Cộng hòa điều hành), vậy tại sao những bang đó lại không có tỷ lệ cao về tội phạm súng? 

Cảnh sát làm nhiệm vụ trong cuộc đấu súng với nghi phạm bắn chết mẹ ruột và cha dượng ở North Carolina, Mỹ ngày 28/4/2021 (ảnh: WXII).

Đơn giản, con người chứ không phải súng mới là nguyên nhân của tội ác. Những người theo phái chủ nghĩa tự do thiên tả của đảng Dân chủ thường đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân, ủng hộ Thuyết Vô thần, bình đẳng giới, quyền được phá thai, tự do tình dục, chuyển đổi giới tính, và ủng hộ hợp pháp hóa cần sa… 

Tự do là một nghịch lý. Tự do không bị kiềm chế không phải là tự do, mà là tình trạng vô pháp vô luân. Tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn chính là làm hủy hoại tự do. 

Tất cả những điều này đã góp phần phá hoại nền tảng cốt lõi của gia đình truyền thống, dẫn tới sự băng hoại đạo đức và là nguyên nhân dẫn đến tội ác. 

Mời độc giả đón xem kỳ 3

Tổng thống Biden bị chỉ trích vì điều này sau vụ ám sát Shinzo Abe

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe từng đề cập đến chủ đề “nhạy cảm” này trước khi bị bắn