Site icon MUC News

Video: Người bay ‘bí ẩn’ đối đầu với tay đua xe công thức 1 tại Bỉ

Ảnh chụp màn hình Twitter.

Những người hâm mộ tại Chặng đua Grand Prix ở Bỉ hôm 27/8 đã choáng váng khi nhìn thấy một người đàn ông bay ở độ cao thấp ngay trên đường đua xe công thức 1. 

Bay trên không trung: Thách thức tay đua F1

Đoạn video dài 10 giây cho thấy người đàn ông đứng trên một tấm ván bay đang di chuyển rất nhanh phía trên đường đua, và thậm chí theo kịp một chiếc xe đua công thức một chỗ ngồi. 

Tờ Daily Express cho biết người đàn ông vận hành chiếc flyboard là nhà phát minh người Pháp Franky Zapata, khi anh này thích thú được trình diễn với các tay đua F1 ở bên dưới.

Franky Zapata cho biết: “Tôi đã thực hiện rất nhiều thử thách từ 0 đến 400 mét hoặc quay đầu. Đây là một khu vực mà tôi cảm thấy thoải mái với vận động viên trượt ván. 

“Ván tăng tốc rất nhanh và quay vòng rất tốt. Mặt khác, trên những quãng đường dài, chẳng hạn như ở đây, với tốc độ tối đa rất lớn, khoảng 200km/h. Vì vậy, nó có thể phức tạp. Được bay tại đây là một niềm vinh hạnh. Tôi thích bay trên đường đua F1. Khung cảnh thật tuyệt vời. 

“Tất nhiên tôi không có nhiều thời gian để ngắm cảnh. Tôi phải tập trung vào việc của mình. Bay bằng ván đòi hỏi sự tập trung cao độ. Nhưng đường đua thì tuyệt đẹp, phong cảnh thì đặc biệt”.

Những người theo dõi cuộc đua F1 tại Bỉ đã quay được video nhà phát minh Zapata đang bay trên đường đua. 

Vượt eo biển bằng ván bay

Công ty của Franky Zapata đã phát minh và sản xuất ra phương tiện bay phản lực Flyboard Air, có thể đạt vận tốc 200km/h và bay được ở độ cao tối đa khoảng 300m.

Theo Theverge, nhà phát minh Franky Zapata cũng lập kỷ lục thế giới mới cho chuyến bay xa nhất từng được thực hiện bởi ván bay của ông. 

Cất cánh dọc theo bờ biển Sausset-les-Pins, gần thành phố Marseille (miền nam nước Pháp), Zapata đã bay lên không trung, lướt đi trên mặt nước một đoạn dài 2.252 mét, vượt xa kỷ lục trước đó được thiết lập bởi nhà phát minh người Canada, anh Catalin Alexandru Duru. 

Về ứng dụng, nhà phát minh người Pháp cho rằng nó có thể giúp các lực lượng an ninh và quân sự đáp ứng với tình huống khẩn cấp, hay chống khủng bố ở khu vực đông dân cư. 

Có thể bạn quan tâm: