Việt Nam, Ấn Độ và Mexico đang vươn lên, thậm chí có thể sẽ thay thế ngôi vị “trung tâm sản xuất toàn cầu” của Trung Quốc, theo nhà xã hội học John Mac Ghlionn trong bài bình luận trên The Epoch Times ngày 17/10.
SOH đưa tin, ông Ghlionn cho rằng môi trường kinh doanh ở Trung Quốc đang xấu đi vì nhiều yếu tố, chẳng hạn như chính sách ” zero Covid”.
Trung Quốc đang mất dần ảnh hưởng và ngày càng suy giảm vị thế. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chiếm 28,7% tổng sản lượng sản xuất toàn cầu (hơn 10 điểm phần trăm so với đối thủ số 1 là Hoa Kỳ).
Việc phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất tại Trung Quốc phải được chấm dứt. Ba quốc gia đang thu hút các nhà đầu tư rời khỏi Trung Quốc, đó là Việt Nam, Ấn Độ, Mexico. Liệu họ có thành công?
Việt Nam có thể soán ngôi Trung Quốc
Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải là một nơi thú vị, theo ông Ghlionn. Ngoài ra, đây không phải là một địa điểm thân thiện với doanh nghiệp do tình trạng mất điện thường xuyên và nỗi ám ảnh của ĐCSTQ với chính sách “zero Covid”. Ám ảnh về việc tiêu diệt dịch bệnh như vậy không có lợi cho một xã hội lành mạnh; trên thực tế, đó là chính là một loại bệnh dịch đang hủy hoại kinh tế Trung Quốc.
ĐCSTQ cũng mất niềm tin vào các công ty lớn như Apple , Google và Samsung. Ba gã khổng lồ công nghệ đang chuyển hướng kinh doanh nhiều hơn sang Việt Nam , nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Việt Nam dường như mang lại một môi trường khá thuận lợi cho các công ty lớn vốn đã mệt mỏi với việc Trung Quốc liên tục phong tỏa và gây gián đoạn sản xuất.
Như Govi Snell đã đưa tin gần đây, do nhân công rẻ và gần Trung Quốc , Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều các công ty danh tiếng.
Ông Greg Poling, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói với Snell rằng nhiều công ty trong số này không còn lạc quan về tương lai của Trung Quốc.
Ông Poling cho biết chính sách “zero Covid” của Trung Quốc nên được coi là cọng rơm cuối cùng đã bẻ gãy lưng lạc đà sau cuộc chiến thương mại với Mỹ, chi phí lao động tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng vì dịch bệnh.
Phần thiệt của Trung Quốc là phần được của Việt Nam. Foxconn, nhà sản xuất điện thoại thông minh Apple có trụ sở tại Đài Loan, gần đây đã ký hợp đồng trị giá 300 triệu USD với công ty Kinh Bắc City của Việt Nam để mở rộng nhà máy tại thành phố Hà Nội. Động thái này có thể là một bước ngoặt vì Foxconn, công ty có sự hiện diện đáng kể ở Trung Quốc, đang khám phá khả năng thâm nhập vào lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.
Cơ hội của Ấn Độ
Apple gần đây đã công bố kế hoạch chuyển sản xuất nhiều hơn từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Điều thú vị là Foxconn hiện đang sản xuất điện thoại mới nhất của Apple, iPhone 14, tại nhà máy ở Chennai, miền đông Ấn Độ.
Giống như Việt Nam, Ấn Độ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Ấn Độ sẽ sớm trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới và dự kiến sẽ trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu vào cuối thế kỷ này. Mong muốn này dường như có cơ sở thực tế. Năm ngoái, Ấn Độ đứng thứ hai về chỉ số sản xuất toàn cầu, vượt qua Hoa Kỳ.
Hy vọng của Mexico
Một quốc gia khác mơ ước trở thành trung tâm sản xuất là Mexico. Vào tháng 7, tác giả Jeremy Bliss đã hỏi hơi khoa trương, tại sao lại là Mexico? Sau đó, ông liệt kê một số lý do tại sao các công ty, đặc biệt là các công ty Hoa Kỳ, nên xem xét nghiêm túc đến việc chuyển hoạt động sang Mexico.
Ngoài “vị trí thuận lợi dọc theo biên giới phía nam của Hoa Kỳ”, Mexico còn “dễ dàng tiếp cận các tuyến thương mại Bắc Mỹ và Đại Tây Dương và Thái Bình Dương”, ông viết. Ngoài ra, nếu bạn so sánh chi phí lao động và chi phí vận chuyển ở Mexico với các trung tâm sản xuất khác, bạn có thể thấy rằng quốc gia Bắc Mỹ này có một môi trường rất thuận lợi.
Vì những lý do này, ông Bliss nói: ” Mexico có thể kết nối các doanh nghiệp với hơn một tỷ người tiêu dùng và 60% GDP toàn cầu.” Điều này giải thích tại sao rất nhiều công ty – bao gồm BMW, Nissan, Honda, Audi, Daimler-Benz, Mazda và Toyota – đã chuyển hầu hết các hoạt động của họ sang Mexico hoặc thiết lập các nhà máy lắp ráp mới ở đó.
Tất cả bảy công ty đều là các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Họ bị thu hút đến Mexico vì lao động có kỹ năng cao, chi phí năng lượng thấp và các hiệp định thương mại tự do của đất nước. Chương trình Sản xuất, Chế biến và Dịch vụ Xuất khẩu (IMMEX), được ký kết có hiệu lực vào năm 2006, cho phép các công ty nước ngoài tiến hành các hoạt động toàn diện tại Mexico với mức thuế thấp và giảm đáng kể chi phí lao động.
Việt Nam, Ấn Độ, Mexico, quốc gia nào trong số này có thể thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới? Đối với nhiều người, câu hỏi này có vẻ vô lý, nhưng không phải là không thể. Nếu có đủ các công ty rời khỏi Trung Quốc và tìm đến nơi khác, thế giới sẽ dần bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều đó không dễ dàng và sẽ mất một thời gian – nhưng nó có thể thực hiện được, theo ông Ghlionn.
Có thể bạn quan tâm: