Lần đầu tiên, sau nhiều thập kỷ xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam đã phải ký hợp đồng mua 70.000 tấn gạo từ Ấn Độ.
- Chủ tịch thị trấn hứa thưởng tiền người tố giác thủ phạm vứt lợn chết ra đường
- Vĩnh Long: Bé trai 3 tuổi đột quỵ trong lúc đang chơi
- Xe bán tải Ford Ranger chở hơn 400kg pháo nổ
Theo VietNamNet, mới đây có thông tin Việt Nam ký hợp đồng mua 70.000 tấn gạo tấm từ Ấn Độ, dự kiến được giao vào tháng 1 và tháng 2/2021, với giá khoảng 310 USD/tấn, theo phương thức giao hàng tự do (FOB). Đây là lần đầu tiên gạo Ấn Độ xuất sang Việt Nam. Thông tin này khiến người dân lo lắng về tình trạng Việt Nam đang thiếu gạo.
Báo Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – NNPTNT) khẳng định: “Việt Nam không thiếu gạo. Năm 2020 đã thu hoạch được 42,7 triệu tấn thóc, trong khi đó xuất khẩu khoảng 6,15 triệu tấn gạo và trong tháng 1/2021 sẽ thu hoạch khoảng trên 1,2 triệu tấn thóc từ vụ đông xuân sớm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và kế hoạch sản xuất lúa đông xuân 2020-2021 và cả năm 2021 diễn ra bình thường”.
Theo nguồn tin báo VTV, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước cho biết, lần nhập khẩu gạo từ Ấn Độ này chủ yếu là nhập tấm về chế biến bún, bánh, thức ăn gia súc hoặc làm bia.
Nguyên nhân là do giá gạo của Ấn Độ đang thấp hơn so với gạo của Việt Nam cùng loại. Chưa kể, thuế nhập khẩu tấm rất thấp nên các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ về chế biến sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Ngoài lý do về giá và thuế, sở dĩ các doanh nghiệp Việt nhập tấm từ Ấn Độ còn vì nước ta đang giảm diện tích lúa chất lượng trung bình như IR40404, tăng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng cao. Do đó, phân khúc gạo cấp thấp, tấm phục vụ chế biến đang thiếu.
Kính mời quý độc giả đăng ký theo dõi tin tức cập nhật của MUCNews tại: