Nhiều người chia sẻ bài đăng và bình luận trên mạng xã hội mà không nhận thức được hậu quả có thể gây ra cho gia đình, bạn bè và chính họ.
Đăng nhiều thông tin về cuộc sống cá nhân, khiến người đăng gặp rủi ro từ đánh cắp danh tính đến phỉ báng. Do đó, trước khi tải thông tin lên Internet nên suy nghĩ cẩn trọng; đảm bảo là bài viết đã được cân nhắc tránh những hậu quả lâu dài.
Dưới đây là 12 điều nên cẩn thận khi đăng trên mạng:
Tóm tắt nội dung
1. Đưa hình ảnh và dữ liệu cá nhân của con lên mạng
Những thông tin cá nhân, liên quan đến việc nuôi dạy con cái và sức khỏe cũng không được khuyến khích đăng. Có thể, các bậc cha mẹ đơn giản chỉ là tham khảo ý kiến từ những người khác có kinh nghiệm hơn trên mạng xã hội. Nhưng việc này có thể khiến đứa trẻ xấu hổ. Tương lai, trẻ có thể trở thành nạn nhân của quấy rối và bắt nạt trên mạng.
Ước tính rằng, ngày nay các bậc cha mẹ đăng đến hàng nghìn bức ảnh, trên các trang mạng xã hội khác nhau. Nơi mà ai cũng nhìn thấy con bạn từ khi còn bé. Mọi người cạnh tranh để có nhiều lượt thích; bất chấp những nguy cơ có thể xảy ra.
Đây có thể là thứ mà sau này tạo ra vấn đề về quyền riêng tư, một việc làm đầy rủi ro.
2. Rủi ro việc tiết lộ ngày sinh lên mạng xã hội
Chế độ hiển thị ngày sinh để những người bạn trên mạng xã hội nhận được thông báo và chúc mừng là điều mà nhiều người đang làm. Mặc dù nghe có vẻ nhỏ nhặt, nhưng việc tiết lộ thông tin này là tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn mọi người nghĩ.
Do các câu hỏi bảo mật để khôi phục mật khẩu thường có thông tin ngày sinh vì đây là một trong những điều dễ nhớ nhất. Công khai ngày sinh trong trường hợp này có thể phản tác dụng; vì bạn đã công khai để thông tin cho mọi người biết.
Một rủi ro tiềm ẩn khác bạn có thể gặp phải khi công khai ngày sinh trên mạng là cho phép người khác tìm ra mật khẩu tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của bạn. Bởi mật khẩu thường được tạo thành từ 4 chữ số, mà nhiều người sử dụng ngày sinh làm mật khẩu. Cách tốt nhất để đảm bảo dữ liệu được an toàn là không để công khai ngày sinh trên mạng.
3. Chia sẻ tin tức sai lệch chưa được kiểm chứng
Khó có thể phủ nhận rằng chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có thể góp phần tạo ra bầu không khí tự do ngôn luận. Tuy nhiên, sự tự do mới này nên được nhìn đa chiều, để đánh giá sự việc toàn diện hơn.
Mạng xã hội cũng có thể tạo ra tin tức giả mạo; những nội dung này có mục đích khác nhau. Một số trường hợp, chúng được coi là làm mất uy tín của một người hoặc một công ty nào đó. Biến nội dung gây hiểu lầm được lan truyền; hoặc thu hút mọi người về các chủ đề nhất định.
Tạo và chia sẻ tin tức giả mạo có thể gây ra một số hậu quả như thù địch với một nhóm người, hoặc làm mất danh tiếng một cá nhân hoặc một công ty nào đó. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm nhanh, thậm chí điều tra trực tuyến kỹ lưỡng; để đảm bảo rằng thông tin đến từ một nguồn đáng tin cậy. Hoặc ít nhất là nó được chứng thực bởi một chuyên gia về chủ đề này.
4. Tiết lộ các cuộc trò chuyện riêng tư
Nhiều người chia sẻ ảnh chụp màn hình của các cuộc trò chuyện lên mạng xã hội; số ít trường hợp là được sự đồng ý của người trong cuộc. Làm như vậy có thể bị coi là phạm tội ở một số quốc gia; bạn đã vi pham quyền trao đổi riêng tư, tiết lộ bí mật và làm tổn hại người nào đó tham gia vào cuộc trò chuyện.
Những cá nhân chia sẻ cuộc trò chuyện hay hình ảnh của người khác có thể bị tố cáo bởi những người, mà cuộc sống họ có thể bị ảnh hưởng. Nên hãy hạn chế chia sẻ các cuộc trò chuyện với bạn bè hoặc bên thứ ba.
5. Hình ảnh có thể tiết lộ thông tin bí mật
Nếu bạn muốn chụp ảnh mình tại nơi làm việc, ở nhà hoặc ở bất cứ đâu; bạn nên đảm bảo không hiển thị màn hình máy tính, bảng sao kê ngân hàng, vé du lịch hoặc bất kỳ tài liệu khác có chứa thông tin bí mật.
Tốt nhất là bạn nên kiểm tra kỹ bức ảnh trước khi đăng lên mạng, để đảm bảo rằng không có chi tiết đáng xấu hổ; hoặc thông tin nhạy cảm bị lợi dụng chống lại bạn sau này.
Ví dụ: Một lần, bức ảnh về nơi làm việc của Hoàng tử William được đăng trực tuyến. Tình cờ, họ để lộ mật khẩu hệ thống của Bộ Quốc phòng Anh. Chính phủ sau đó đã buộc phải thiết lập lại toàn bộ hệ thống; và thay đổi mật khẩu của nó. Ví dụ này minh họa một bài học quan trọng về quyền riêng tư trực tuyến.
6. Xúc phạm người khác trên mạng
Bạn nên tránh là xúc phạm ai đó trên mạng, hoặc chế giễu sai lầm mà họ có thể đã mắc phải. Có một quy tắc về hành vi mà bạn phải tuân theo trên phương tiện truyền thông xã hội. Mọi hành động xấu, sự cố thiếu tôn trọng, hoặc khoảnh khắc bị sỉ nhục có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho tất cả các bên liên quan.
Do đó, trước khi xúc phạm ai đó trên mạng xã hội, hãy dừng lại và suy nghĩ một phút. Hãy tự hỏi bản thân xem; bạn có muốn họ làm điều tương tự với mình hay không; và nghĩ xem bạn sẽ phản ứng như thế nào, nếu ai đó chế giễu những bức ảnh hoặc bình luận của bạn trên mạng.
Sự đồng cảm là chìa khóa để hiểu mọi người, ngay cả khi trực tuyến.
7. Tôn trọng quyền riêng tư của bên thứ ba
Chúng ta không chỉ nói về ảnh tự chụp đã đăng; mà còn về những bức ảnh do bên thứ ba thực hiện. Nếu nó không có sự cho phép của bạn; điều này có thể gây tổn hại đến danh tiếng của bạn khi chúng lan truyền trực tuyến.
Chia sẻ hình ảnh cổ vũ bạo lực và phân biệt đối xử, không chỉ ảnh hưởng đến chủ thể của những bức ảnh; mà còn ảnh hưởng đến những người chia sẻ chúng. Trong những tình huống nghiêm trọng hơn, bạn thậm chí có thể phải đối mặt với phiên tòa vì không tôn trọng quyền riêng tư của bên thứ ba.
8. Đăng quá nhiều thông tin cá nhân
Khi tạo tài khoản trên các phương tiện truyền thông xã hội, bạn có thể tìm thấy một số ô để điền vào như: Họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại và email, và một số những ô khác.
Bất cứ khi nào bạn đối mặt với những tình huống này, bạn phải luôn đảm bảo không cung cấp quá nhiều thông tin có thể bị công khai. Vì nó có thể dẫn đến sự quấy rối, và sự chú ý không mong muốn của những người mà bạn không thực sự biết. Hầu hết các công ty truyền thông xã hội đều có cách đặt thông tin cá nhân của bạn ở chế độ riêng tư.
Tất nhiên, những dữ liệu không được khuyến khích công bố như: Địa chỉ nhà riêng, số điện thoại; thậm chí cả hình ảnh về gia đình và bạn bè của bạn. Hãy nhớ rằng bất kỳ thứ nào trong số này đều có khả năng rơi vào tay tội phạm mạng; họ có thể sử dụng chúng để đánh cắp danh tính của bạn và trong trường hợp xấu là lấy tiền của bạn.
Tốt nhất bạn nên đặt thông tin cơ bản của mình, mà chỉ những người liên hệ của bạn mới có thể nhìn thấy thông tin đó.
9. Đưa thông tin về đời sống tình cảm lên mạng xã hội
Nếu bạn đang có tình yêu đẹp với ai đó, việc muốn đăng tải những bức ảnh chụp chung với đối phương là điều bình thường. Nhưng cũng như mọi thứ trong cuộc sống, bạn nên cân bằng giữa việc đăng những gì bạn muốn; và đảm bảo rằng bạn không tiết lộ thông tin về người khác.
Trong những trường hợp này; điều tốt nhất nên làm là kiểm duyệt các bài đăng của bạn và dành thời gian thực sự cho nhau.
10. Đừng vi phạm ảnh được bảo vệ bởi bản quyền
Nếu bạn thấy một hình minh họa hoặc hình ảnh mà bạn thích; và bạn muốn chia sẻ chúng trực tuyến. Bạn nên bắt đầu bằng cách tìm ra ai đã tạo ra nó, cũng nên hỏi nghệ sĩ gốc nếu bạn có thể sử dụng nó hay không. Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ nhận được bằng chứng xác nhận của họ, như vậy bạn an toàn khi sử dụng hình ảnh với sự đồng ý của tác giả.
Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ đối với quy tắc này, như hình ảnh trong phạm vi công cộng, có thể được đăng ở bất kỳ đâu mà không cần phải xin phép trước khi thực hiện. Một số trang cung cấp ảnh miễn phí, bạn có thể lấy mà không vi phạm bản quyền, tuy nhiên hãy ghi chú nguồn ảnh.
11. Một số câu hỏi liên quan khi khai báo bảo mật
Khi bạn quên mã truy cập, mạng xã hội thường hỏi một số câu hỏi bảo mật như “Tên thú cưng của bạn là gì?” hay “Màu sắc yêu thích của bạn là gì?”.
Vô tình bạn đã từng viết bài đăng về sở thích cá nhân trên mạng xã hội về những điều trên; nó có thể khiến bạn bị đánh cắp tài khoản.
Hãy cẩn trọng khi đăng quá nhiều thông tin sở thích cá nhân trên mạng xã hội.
12. Đưa thông tin sinh trắc học hoặc y tế lên mạng xã hội
Trường hợp bạn có người thân hoặc bạn bè bị ốm; hãy tránh đưa thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe của họ. Đây là thông tin riêng tư và nhạy cảm chỉ nên được chia sẻ bởi người có liên quan hoặc các chuyên gia. Đây là điều mà bạn không nên chia sẻ trực tuyến; vì nó có thể khiến bạn dễ bị tổn thương theo nhiều cách.
Dữ liệu y tế và sinh trắc học thường sẽ hiểu là “thông tin bí mật”. Nếu là bác sĩ, hãy tránh chia sẻ hình ảnh hoặc thông tin lên cộng đồng mạng xã hội mà không có sự đồng ý của bệnh nhân.
Nhưng nếu bạn làm điều đó cho mục đích chuyên nghiệp, tốt nhất là nên bỏ qua bất kỳ dữ liệu cá nhân nào có thể xuất hiện trên thông tin hoặc hình ảnh.
Hãy thông minh khi tham gia mạng xã hội; để tránh làm tổn hại đến bản thân và những người khác tương tác với bạn trên các phương tiện truyền thông trực tuyến.
Theo Brightside
Xem thêm: