Mùa thu đông đến rồi, ba bộ phận trên cơ thể nên được giữ ấm để bảo tồn năng lượng, giúp cơ thể vượt qua mùa đông giá rét một cách mạnh khỏe.
Bộ phận đầu tiên không để lạnh là chân và bàn chân
Hàng ngày chúng ta di chuyển trên đường khá nhiều. Những ai làm công việc phải đứng bảy tám tiếng một ngày, thì chân sẽ có vấn đề về lưu thông máu, đi lại khó khăn hơn. Vì bàn chân ít mỡ nên khả năng chịu lạnh kém; đồng thời nó xa tim nhất nên lượng máu lưu thông đến chân cũng kém hơn.
Bàn chân lạnh sẽ ảnh hưởng sức khỏe của toàn cơ thể, khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Bàn chân được coi là gốc rễ của cơ thể; rễ yếu bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu ngâm chân bằng nước nóng thường xuyên và giữ ấm đôi chân, thì tốc độ lưu thông và tuần hoàn máu sẽ tăng lên; nó loại bỏ khí lạnh hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Vị trí thứ hai không thể để lạnh là cổ và vai
Vai cổ là vùng trung tâm của hệ dây thần kinh, là con đường duy nhất vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não. Nếu chúng ta chủ quan để hở cổ vào mùa lạnh có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, khàn giọng… từ đó ảnh hưởng đến cơ quan khác trong cơ thể.
Do đó vào mùa lạnh, chúng ta lưu ý giữ cho cổ luôn ấm, bằng các loại áo cao cổ hoặc khăn choàng. Khi cổ được giữ ấm, nó cũng giúp cơ thể hạn chế nhiều bệnh phát sinh.
Bộ phận thứ ba không thể để lạnh là bụng
Bụng là bộ phận liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa, cực kỳ nhạy cảm khi thời tiết trở lạnh. Nếu chúng ta không giữ ấm bụng tốt, sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh bụng. Nhu động ruột tăng lên gây đi ngoài, tiêu chảy. Nếu nặng hơn có thể gây mất nước; sốt cao và mất sức đề kháng nghiêm trọng.
Mùa đông chúng ta thường mặc nhiều lớp áo, nên phần bụng được giữ ấm hiệu quả. Tuy nhiên ngoài chống lạnh từ bên ngoài; thì cũng nên giữ ấm bụng từ bên trong, bằng cách tăng cường sử dụng nước ấm, thức ăn hâm nóng. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm, phù hợp giữ ấm cơ thể vào mùa đông như như trà gừng, bí đỏ, ca cao nóng, ớt, bơ…
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt khi thời tiết sang đông!
Xem thêm: