Từ ngày 1/7/2025, theo Nghị định 181/2025/NĐ-CP; các giao dịch mua hàng hóa dịch vụ từ 5 triệu đồng trở lên phải thực hiện chuyển khoản; thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Quy định mới đang tạo ra áp lực điều chỉnh cho cả doanh nghiệp lớn lẫn các hộ kinh doanh nhỏ.

Siết chặt điều kiện khấu trừ thuế GTGT từ 1/7/2025

Theo Nghị định 181/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025; để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào; các giao dịch mua hàng hóa; dịch vụ từ 5 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế) bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Đây được xem là bước siết chặt trong công tác quản lý thuế; nhằm minh bạch hóa dòng tiền và chống thất thu ngân sách.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt được hiểu là các chứng từ theo quy định tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP. Đáng lưu ý; trường hợp bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản bên bán sẽ không được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.

5 triệu đồng
Theo Nghị định 181/2025/NĐ-CP, các giao dịch mua hàng hóa – dịch vụ từ 5 triệu đồng trở lên phải thực hiện chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào ( Ảnh: Internet)

Doanh nghiệp phải thay đổi thói quen thanh toán

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện vẫn duy trì thói quen thanh toán tiền mặt trong các giao dịch có giá trị trung bình. Với quy định mới; nếu không có chứng từ chuyển khoản; họ sẽ không được khấu trừ thuế GTGT – một khoản đáng kể trong chi phí kinh doanh. Điều này buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi phương thức thanh toán, cập nhật lại hợp đồng và quy trình kế toán để đảm bảo tuân thủ.

Đặc biệt, nghị định cũng quy định rõ đối với các phương thức thanh toán đặc biệt như: bù trừ công nợ; ủy quyền qua bên thứ ba; trả góp, thanh toán bằng cổ phiếu – trái phiếu hay thông qua Kho bạc Nhà nước… đều phải có chứng từ pháp lý rõ ràng kèm biên bản xác nhận; hợp đồng bằng văn bản để được chấp nhận khấu trừ thuế.

5 triệu đồng
Theo Nghị định 181/2025/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 ( Ảnh: Internet)

Tác động đa chiều đến thị trường và quản trị nội bộ

Với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ, quy định mới có thể gây khó khăn bước đầu trong việc tiếp cận;và vận hành quy trình thanh toán điện tử. Tuy nhiên, về dài hạn, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo một hệ sinh thái tài chính minh bạch hơn, góp phần chống gian lận thuế và thúc đẩy chuyển đổi số.

Đối với cơ quan thuế, đây là bước tiến đáng kể trong việc kiểm soát khấu trừ thuế đầu vào; từ đó hạn chế việc kê khai khống; lập hóa đơn ảo – những chiêu thức phổ biến gây thất thu ngân sách.

Gợi ý cho doanh nghiệp: Cần chủ động rà soát và điều chỉnh quy trình

Để thích nghi với quy định mới, doanh nghiệp cần:

  • Rà soát lại toàn bộ quy trình thanh toán và chứng từ kế toán;
  • Cập nhật hợp đồng mua bán để làm rõ điều kiện thanh toán chuyển khoản;
  • Đào tạo nhân sự kế toán và bộ phận mua hàng nắm vững quy định mới;
  • Thiết lập quy chế nội bộ về việc ủy quyền thanh toán qua nhân viên và các bên thứ ba.

Việc tuân thủ quy định không chỉ tránh rủi ro bị truy thu thuế; mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị tài chính – điều vốn là nền tảng quan trọng trong thời kỳ chuyển đổi số và cạnh tranh toàn diện như hiện nay.

Theo: Nguồn tổng hợp