Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình lớn lên trở thành người thành đạt, có tiếng tăm trong xã hội. Tuy nhiên mỗi người là một cá thể độc lập, sinh ra đã khác nhau, càng lớn lên sự khác biệt đó càng lớn: có trẻ phản ứng nhanh, trong khi trẻ khác phản ứng chậm, có bé tích đọc truyện cổ tích, có em rất hiếu động, có trẻ hướng ngoại, có trẻ hướng nội… Muốn trẻ phát triển toàn diện, các bậc cha mẹ cần bỏ những thói quen xấu sau:
1. Không chú trọng bữa sáng
Xã hội hiện đại bận rộn, nhiều bậc cha mẹ đi làm vội nên bữa sáng thường được xử lý tùy tiện, không kịp làm thì để con cái mua sẵn trên đường. Một số phụ huynh thậm chí không mua đồ ăn sáng cho con, cho con ăn hai bữa vào buổi trưa và tối.
Trẻ em từ 0 đến 15 tuổi đang trong thời kỳ phát triển và cần cân bằng dinh dưỡng, ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Bỏ qua bữa sáng không chỉ dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày mà còn có thể gây ra các vấn đề khác.
Bữa sáng lành mạnh sẽ giúp trẻ có đủ dinh dưỡng, năng lượng để bắt đầu ngày mới (ảnh: Khám phá) |
2. Thức khuya
Cha mẹ thức khuya nên con cái nhìn chung sẽ bị ảnh hưởng và thức khuya thường xuyên. Nhiều em khi còn nhỏ đã nghiện điện thoại, máy tính bảng, không muốn ngủ, thậm chí sau khi bố mẹ ngủ say, các em vẫn lén dậy, thức khuya để chơi. Khi các em đến trường vào hôm sau,chúng dễ tập mất tập trung và có thể ngủ gật trong giờ học.
Trẻ không được ngủ đủ dễ ngủ gật trong giờ học (Ảnh minh họa: Pixabay). |
Vì vậy cha mẹ nên ngủ đủ thời gian mới có thể nâng cao khả năng tập trung và hiệu quả học tập.
3. Luôn đổ lỗi cho trẻ
Cuộc sống hiện đại công việc căng thẳng, áp lực lớn, các bậc cha mẹ có xu hướng trách mắng và đổ lỗi cho con. Nhiều bậc cha mẹ thường nói con mình vô dụng, không giỏi bằng con hàng xóm. Những đứa trẻ hay bị đổ lỗi và so sánh này dễ trở nên tự ti, cảm xúc chán nản lâu ngày còn có thể gây biến dạng nhân cách.
Hậu quả là khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống chúng không đủ can đảm để đối mặt. Vậy nên khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên kiên nhẫn trao đổi, không nên tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương trẻ.
Thường xuyên đổ lỗi cho trẻ sẽ khiến trẻ tự ti, biến dạng về nhân cách (ảnh: Pixabay). |
4. Kìm hãm trẻ khóc
Khi lớn lên trẻ có thêm nhiều mối quan hệ, sẽ có những va chạm, mâu thuẫn với bạn bè , thầy cô… Đối mặt với những khó khăn, áp lực trẻ có thể sẽ khóc. Nhiều cha mẹ không hiểu tâm lý có thể cười con ngay trước mặt làm chúng thấy xấu hổ mà không dám khóc nữa. Kì thực khóc cũng là biểu hiện cảm xúc, việc trút bỏ áp lực kịp thời sẽ có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
5. Không thích thể thao
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe con người, không chỉ nâng cao khả năng miễn dịch mà còn rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. Vì vậy, trong những ngày nghỉ, cha mẹ nên đưa con ra ngoài đi bộ, tham gia các hoạt động ngoài trời và vun đắp niềm yêu thích thể thao cho con.
6. Lười suy nghĩ
Với sự phát triển như vũ bão của internet, cùng với nguồn thông tin đa dạng phong phú trên đó, nhiều cha mẹ trở nên ỷ lại. Những điều không biết họ có thể truy cập google thay vì động não, ví như khi con họ hỏi: điều A B C là gì? Họ có thể nói: mẹ quên rồi để mẹ tra google đã nhé.
Cách giải quyết này của cha mẹ làm cho trẻ hình thành cảm giác phụ thuộc, lười động não. Sau một thời gian dài, chúng sẽ thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và phân biệt đúng sai.
Nếu cha mẹ có thể thường xuyên giúp con trau dồi khả năng tư duy, sử dụng những đặc điểm riêng của chúng để hướng dẫn bọn trẻ suy nghĩ và khám phá. Từ đó tìm ra vấn đề, giải pháp thì chúng sẽ trở thành người hữu ích hơn trong tương lai.