Thu nhập thấp, chưa có chính sách đãi ngộ nhân tài kèm theo đó là tham nhũng xuất hiện tại các khâu; tính đố kỵ trong công sở …làm nhiều người “ngại” về nước làm việc.
- Đồng Nai: Vợ bí thư Huyện ủy Long Thành gom hơn chục hecta đất nông nghiệp dự án
- Đang gặm cỏ giữa đồng, 2 con trâu bất ngờ bị sét đánh chết tại chỗ
- Người dân sống bất an bên dự án nghìn tỷ Metro Nhổn – Ga Hà Nội
Tin từ Pháp Luật TP. HCM, sáng ngày 19/8, tại hội nghị ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân khu vực phía Nam quý III- 2022, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài Peter Hồng thông tin, trong 3.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, 65% chọn ở lại nước ngoài, 27% làm nhà nước, số còn lại là bỏ việc.
Cũng theo ông Hồng, hiện có khoảng 500.000 trí thức là con em người Việt ở nước ngoài được đào tạo bài bản, nhiều người rất muốn về Việt Nam làm việc nhưng gặp khó về mức lương.
Ông dẫn chứng vợ ông là trưởng khoa một bệnh viện lớn ở nước ngoài, mức lương 187.000 USD/năm (khoảng 4,3 tỷ đồng). Bà muốn về Việt Nam làm việc nhưng mức lương 14 triệu mỗi tháng.
Ông chia sẻ câu chuyện về các thí sinh đạt giải nhất chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” sau khi được đi học thì đều chọn ở lại Australia làm việc.
Ông Hồng từng khuyên các bạn trở về nước để cống hiến. “Có cháu bảo năm sau sang lại nước ngoài làm vì ở trong nước không làm việc được”- ông Peter Hồng kể.
Ngoài ra vị Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Nam cho biết thêm, mỗi năm nhà nước bỏ ra 1,4 tỷ USD cho khoảng 100.000 con em đi học ở nước ngoài nhưng lại không sử dụng được số trí thức này.
Vậy nguyên nhân nào khiến nhiều người Việt sau khi được đưa đi đào tạo nước ngoài lại không muốn về nước làm việc?
Theo các chuyên gia ngoài thu nhập thấp, nhiều người không muốn quay lại làm việc tại Việt Nam còn bởi các yếu tố: tham nhũng xuất hiện tại các khâu; tính đố kỵ trong công sở tại các cơ quan rất lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tâm lý làm việc.
Bên cạnh đó, tại nhiều cơ quan, cách thức làm việc, thăng tiến “theo dây”, “ăn chia” rất khác với những gì các trí thức đang làm ở nước ngoài, khiến cho nhiều người cảm thấy không thể hòa nhập được nếu về Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng theo dư luận, có một bộ phận không muốn quay về nước làm việc như một lẽ đương nhiên, bởi họ đã tính trước điều này. Không thể không kể đến có một bộ phận con cháu, người thân của những người có chức sắc coi du học như bước đệm trên đường ra nước ngoài định cư.