Dạy con tự tin không chỉ là động viên suông; mà là trao quyền tự chọn từ những điều nhỏ nhất. Khi cha mẹ biết cách nuôi dạy con tham gia quyết định; trẻ sẽ phát triển sự tự lập, trách nhiệm và bản lĩnh. Hãy bắt đầu từ hôm nay để xây dựng một đứa trẻ thật sự tự tin và hiểu chính mình.

Khi tình yêu thương đi kèm với sự áp đặt

Trong nhiều gia đình, việc “quyết định thay con” là điều xảy ra hằng ngày; thường xuyên mà không mấy ai để tâm. Từ việc ăn món gì, mặc gì, chơi với ai, đến học ngành nào, theo nghề gì; tất cả đều được vạch sẵn dưới danh nghĩa “cha mẹ biết điều gì tốt nhất cho con”.

Tình yêu thương là động lực; nhưng nếu sự can thiệp trở thành thói quen; thì điều cha mẹ nghĩ là tốt lại có thể trở thành rào cản phát triển tự nhiên của con. Trong mắt bố mẹ, viêc trao quyền tự chọn cho con sẽ có nguy cơ làm tổn hại con; đồng thời mất đi quyền kiểm soát của cha mẹ với con.

Không phải lúc nào điều tốt nhất cha mẹ nghĩ – cũng là điều con thật sự cần (Ảnh: Internet)

Đứa trẻ bị quyết định thay – lớn lên trong lúng túng

Trẻ không được khuyến khích tham gia vào những lựa chọn nhỏ từ sớm thường:

  • Ngại nêu ý kiến: Vì đã quen với việc nghe theo, trẻ dần mất khả năng tự xác định nhu cầu, sở thích.
  • Sợ sai: Không ít trẻ né tránh quyết định vì sợ bị chỉ trích nếu sai – một hệ quả từ những lần bị bác bỏ ý kiến.
  • Dễ bị chi phối: Khi không có nền tảng độc lập, trẻ dễ nghe theo số đông, hoặc rơi vào trạng thái bị dẫn dắt, thậm chí bị thao túng trong mối quan hệ xã hội.
  • Không cảm thấy cuộc đời là của mình: Đến tuổi trưởng thành, nhiều người chợt nhận ra: họ sống cuộc đời theo kỳ vọng của cha mẹ – chứ không phải theo mong muốn thực sự của chính mình và quyền tự lựa chọn trở thành xa xỉ đối với con.

Đứa trẻ được tham gia quyết định – sẽ lớn lên khác biệt

Ngược lại, khi được cha mẹ tôn trọng và tạo điều kiện cho con được quyền lựa chọn, trẻ:

  • Biết rõ bản thân muốn gì: Những lựa chọn từ việc mặc gì, đọc sách gì, chơi trò gì… sẽ giúp trẻ sớm kết nối với thế giới bên trong mình.
  • Tự tin với quyết định của bản thân: Việc được cha mẹ lắng nghe sẽ nuôi dưỡng niềm tin rằng quan điểm của mình có giá trị.
  • Biết chịu trách nhiệm: Khi trẻ hiểu rằng quyền lựa chọn đi kèm trách nhiệm, các em học cách đối mặt với hậu quả, thay vì trốn tránh hay đổ lỗi.
  • Phát triển năng lực quyết đoán: Đây là tiền đề để trưởng thành trong một thế giới đầy lựa chọn và áp lực.
Khi trẻ được quyền chọn – các em học cách chịu trách nhiệm với chính mình (Ảnh: Internet)

Cha mẹ có thể bắt đầu từ đâu?

  1. Cho con quyền chọn trong phạm vi phù hợp với tuổi
    → “Con muốn mặc áo xanh hay áo vàng hôm nay?”
    → “Con thích đọc truyện hay vẽ tranh trước khi ngủ?”
  2. Hỏi ý kiến con về kế hoạch gia đình
    → “Con nghĩ cuối tuần mình nên đi đâu chơi?”
    → “Con thích tổ chức sinh nhật ở nhà hay ngoài trời?”
  3. Tôn trọng lựa chọn của con – ngay cả khi không hợp ý mình
    → Đừng vội can thiệp khi con chọn sai. Hãy để con trải nghiệm, thay vì phủ đầu bằng câu “Thấy chưa, mẹ đã nói rồi!”
  4. Cùng con nhìn lại quyết định
    → Sau mỗi trải nghiệm, giúp con phân tích hậu quả để rút kinh nghiệm lần sau; đây chính là cách học hiệu quả nhất.

Học làm chủ từ điều nhỏ nhất

Một đứa trẻ được tự do tham gia vào quá trình quyết định; dù là việc nhỏ, sẽ từng bước học được cách hiểu bản thân, tôn trọng chính mình; sống một cuộc đời có định hướng. Ngoài ra, khi chúng ta tôn trọng quyền tự chọn thì con cũng học được cách lắng nghe người khác; tăng sự tương tác trong gia đình, quyền được lắng nghe và bày tỏ ý kiến. Tuy nhiên, cũng sẽ tùy từng độ tuổi, nội dung mà bố mẹ sẽ có định hướng phù hợp; giúp con đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn.

Hãy nuôi dạy con không chỉ biết vâng lời – mà còn biết tự lựa chọn. Không chỉ biết nghe theo – mà còn biết lắng nghe chính mình.