Facebook hôm 25/2 thông báo sẽ cấm tất cả các tài khoản có liên quan đến quân đội Myanmar, cũng như mọi quảng cáo từ các công ty do quân đội kiểm soát, sau cuộc đảo chính vào ngày 1/2.
Facebook tuyên bố sẽ tiếp tục coi tình hình sau cuộc đảo chính ở Myanmar là “tình trạng khẩn cấp” và cho rằng các sự kiện kể từ vụ chính biến ngày 1/2, bao gồm bạo lực dẫn đến chết người, khiến việc ban hành lệnh cấm trở thành điều cần thiết, theo CNA.
Facebook đã cấm một số tài khoản có liên kết với quân đội bao gồm Myawaddy TV do quân đội kiểm soát và đài truyền hình nhà nước MRTV.
Lệnh cấm cũng được áp dụng trên nền tảng Instagram do Facebook sở hữu.
Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội khác đã bị chỉ trích rất nhiều vào năm 2017 với cáo buộc đã không nỗ lực ngăn chặn việc lan truyền lời lẽ thù hằn chống lại người Rohingya theo đạo Hồi ở Myanmar.
Quân đội đã phát động một chiến dịch chống nổi dậy tàn bạo vào năm đó khiến hơn 700.000 người Rohingya phải chạy tới nước láng giềng Bangladesh để tị nạn.
Lực lượng an ninh Myanmar đã đốt phá các ngôi làng, giết hại dân thường và cưỡng hiếp hàng loạt trong các chiến dịch của họ. Tòa án Thế giới đang điều tra tội ác diệt chủng của lực lượng này.
Năm 2018, Facebook đã cấm tài khoản của một số nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Myanmar, bao gồm người đã lãnh đạo cuộc đảo chính hôm 1/2 – Thượng tướng Min Aung Hlaing. Tướng đứng đầu quân đội hiện đóng vai trò là chính phủ.
Tại Myanmar, Facebook được sử dụng phổ biến để liên lạc và tiếp cận các dịch vụ hàng ngày. Mạng xã hội này đã trở thành nền tảng chính để kêu gọi và tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự.
Kể từ vụ chính biến 1/2, quân đôi Myanmar đã cố gắng kiểm soát Facebook nhưng không hiệu quả. Hơn một tuần nay, mạng Internet tại nước này bị cắt hàng đêm từ 1h sáng.
Có thể bạn quan tâm:
- Myanmar đảo chính, máy bay bí ẩn dồn dập từ Trung Quốc đến Yangon
- Tài liệu mật tiết lộ Bắc Kinh ra lệnh trừ khử một nhóm người
- Ông Biden bị yêu cầu chia quyền hạt nhân cho bà Pelosi và Harris