Quân đội Philippines hôm 25/3 cho biết họ đã điều các tàu hải quân tới triển khai ở Biển Đông. Động thái này xuất hiện vài ngày sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines báo cáo rằng 220 tàu thuyền Trung Quốc tập trung gần đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, lực lượng tuần duyên Philippines cho biết họ phát hiện 220 tàu Trung Quốc gần đảo Sinh Tồn Đông (Grierson Reef), thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
Các bên khác có tranh chấp chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông gồm Philippines, Trung Quốc, Đài Loan.
Tóm tắt nội dung
Philippines điều hải quân đi tuần tra
Theo BenarNews, phát ngôn viên Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP), Thiếu tướng Edgard Arevalo hôm 25/3 cho biết quân đội Philippines đang tăng cường “các cuộc tuần tra chủ quyền hàng hải” ở một khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước.
Thông báo không nêu rõ khu vực tuần tra. Philippines là một trong các bên có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, trong đó có khu vực đảo Sinh Tồn Đông.
Biện minh của Trung Quốc: Tại thời tiết
Cùng ngày 25/3, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Harry Roque cho biết: “Trung Quốc nói rằng ngư dân của họ đang ở trong khu vực để tìm nơi trú ẩn do thời tiết xấu”.
Ông Roque nói tiếp: “Chúng tôi hy vọng thời tiết tốt hơn. Và trên tinh thần hữu nghị, chúng tôi hy vọng rằng các tàu của họ sẽ rời khỏi khu vực.”
Tuy nhiên, theo BenarNews, cơ quan dự báo thời tiết của Phillppines không có thông báo nào về thời tiết bất thường trong khu vực.
HÌnh ảnh từ vệ tinh vào ngày 23/3 cho thấy nhóm tàu Trung Quốc đang tập trung tại khu vực Đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng phản đối
Hôm 25/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hoạt động của 220 tàu Trung Quốc tại khu vực đảo Sinh Tồn Đông là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Theo Zing, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam; vi phạm quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982); đi ngược lại tinh thần và tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông DOC; làm phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (COC).