Chính quyền Hà Nội dự kiến từ nay đến năm 2030 sẽ có thêm 8 quận mới, trong đó giai đoạn từ năm 2021-2025 thêm 5 quận là Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng; 3 huyện Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh lên quận vào giai đoạn 2026 – 2030.
- Biển Đông: Bắc Kinh yêu cầu tôn trọng cái gọi là ‘chủ quyền của Trung Quốc’
- Video: Người dân Quảng Bình lội bùn gom 30 tấn dưa hấu bán giúp tài xế
- Video: Chẳng ai bảo ai, ôtô đồng loạt dạt sang một bên nhường đường cho xe cứu thương
Giá đất bắt đầu biến động
Thông tin này ghi nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong thời gian qua, nhiều người cho rằng liệu tình hình bất động sản ở thủ đô tiếp tục trên đà hâm nóng. Theo nguồn tin từ Dân Trí, trước đó, từ cuối năm 2019, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 5 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận theo kế hoạch khiến thị trường bất động sản tại các khu vực này liên tục biến động.
Trong đó, tại Gia Lâm giá đất từ giữa năm 2020 đã tăng bình quân trong khoảng từ 10 – 15% với các khu vực có các dự án lớn, giá nhà đất còn tăng tới 30% so với thời điểm đầu năm 2019.
Trong quý vừa qua, huyện Gia Lâm lần đầu tiên ghi nhận giá bán sơ cấp của một dự án mở bán mới đạt mức gần 44 triệu đồng/m2 – mức kỷ lục về giá căn hộ đối với một huyện ngoại thành Hà Nội. Còn tại Đông Anh, thời gian vừa qua giá nhà đất cũng tăng vọt, hiện đất đấu giá vị trí đẹp tại Đông Anh đang dao động trong khoảng 35 – 70 triệu đồng/m2. So với cùng thời điểm 2019, giá đất Đông Anh đã tăng khoảng 50 – 60%.
Tại huyện Thanh Trì, khu vực có giá đất cao nhất là mặt đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển với mức giá dao động quanh mức 100 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ, ô tô đi vào được có giá khoảng 30 – 40 triệu đồng/m2.
Tại Hoài Đức, với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây, thời gian qua giá đất tại đây đã lên tục “leo dốc”, nhiều dự án biệt thự liền kề đã có giá lên tới 120 triệu đồng/m2, giá đất nền cũng được thổi giá 80 triệu đồng/m2, lập đỉnh giá của nhiều năm qua.
Nhà chức trách nói gì về nguyên nhân “sốt” đất tại Hà Nội
Chia sẻ về cơn sốt đất tại Hà Nội, trong tọa đàm “Giải mã cơn sốt đất” do báo Tiền Phong phong tổ chức sáng 9/4, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Hà Nội) Trần Ngọc Minh cho biết: “Cơn sốt” giá đất ở Hà Nội đến từ 5 nguyên nhân chính.
Thứ nhất là theo chu kỳ (khoảng 10 năm lặp lại 1 lần, mỗi lần tạo lập một mặt bằng giá mới). Thứ hai là theo xu hướng đầu tư của dòng tiền. Thứ ba là yếu tố quy hoạch. Thứ tư là do thành phố điều chỉnh giá đất trên địa bàn năm 2021. Và cuối cùng là do 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có chỉ tiêu về phát triển nhà ở, cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân… Hà Nội xây dựng kế hoạch và công bố hàng loạt quy hoạch sẽ triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các khu vực có định hướng phát triển đô thị.
Cũng ông Minh tránh vấn đề này thì cần công khai quy hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch, thời gian quy hoạch và dự án quy hoạch… Đồng thời, cần điều chỉnh, hoàn thiện quy định về kinh doanh bất động sản, đầu tư phát triển nhà ở… Khi thị trường minh bạch, sẽ không tạo ra những “cơn sốt” đất như hiện nay.